DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Một tập thể năng động, đoàn kết và vững mạnh!
 
Trang ChínhLatest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ::
  • DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35
QUẢNG CÁO

Share |

Ôn nhanh SL nội tiết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

Hai Lúa
Administrator

Hai Lúa


Huy chương cấp bậc: Administrator
Tổng số bài gửi : 860
Points : 2701
Join date : 25/02/2011
Age : 32
Đến từ : Việt Nam

Liên hệ
Ôn nhanh SL nội tiết  Empty


A - Vùng dưới đồi: bài tiết các hormon giải phóng và ức chế, hai hormon được bài tiết bởi nhân trên thị và nhân cạnh não thất là ADH (vasopressin) và oxytocin được chứa ở thuỳ sau tuyến yên.
- TRH (Thyrotropin Releasing Hormon) (+) tuyến yên bài tiết TSH (Thyroid Stimulating Hormon).
- CRH (Corticotropin-releasing hormon) (+) tuyến yên bài tiết ACTH (Adrenocorticotropic Hormon).
- GnRH (Gonadotropin-Releasing hormon) là (+) tuyến yên bài tiết FSH (Follicle-Stimulating Hormon) và LH (Luteinizing Hormon).
- GRH (Growth Releasing Hormon) là một peptid có 10 acid amin, có tác dụng kích thích tuyến yên bài tiết GH (Growth Hormon)
- PIH (Prolactin Inhibitory Hormon) (-) tuyến yên bài tiết Prolactin.
- IRH (Somatostatin) là GIH (Growth Inhibitory Hormon(-)sự tổng hợp và giải phóng GH.
Điều hoà chủ yếu bằng cơ chế điều hoà ngược âm tính

B - Tuyến yên:
2.1.1. Thùy trước: gồm những tế bào tuyến, Khoảng 30-40% tế bào tuyến bài tiết GH, đó là những tế bào ưa acid; 20% tế bào tuyến là những tế bào tổng hợp và bài tiết ACTH. Các loại tế bào còn lại, mỗi loại chỉ chiếm 3-5% nhưng có khả năng rất mạnh bài tiết TSH, FSH, LH, PRH.
2.1.2. Thùy sau: còn gọi là thùy thần kinh, các tế bào ở đây giống tế bào thần kinh đệm, không có khả năng chế tiết hormon mà có chức năng hỗ trợ cho các sợi trục và cúc tận cùng tiết ADH và Oxytocin.
2.1.3. Thùy giữa: bài tiết MSH và cùng với thùy trước bài tiết POMC (Proopiomelanocortine) và (-LPH ((-Lipotropin). Thuỳ này ở người kém phát triển.
- Mạch máu: được cung cấp từ vùng dưới đồi qua hệ thống cửa dưới đồi-yên (Système porte hypothalamo-hypophysaire) Popa – Fielding.
- Thần kinh: có ở thùy sau, là bó sợi thần kinh đi từ nhân trên thị và nhân cạnh não thất của vùng dưới đồi xuống. 2.2. Các hormon thùy trước
2.2.1. Hormon tăng trưởng (GH)
+ phát triển cơ thể: ↑tế bào, phủ tạng. Kích thích phát triển các mô sụn ở đầu xương dài →làm thân xương dài ra,gây dày màng xương ở xương đã cốt hóa.
+ ↑ p ↑ G-mau ↑ AB-máu
+ Sự tương tác giữa GH và somatomedin (IGF-I): somatomedine là một polypeptid do gan và thận sản xuất. Đó là một yếu tố có cấu trúc gần giống insulin, được gọi là insulinlike growth factor I (IGF-I), phối hợp với GH trong chuyển hoá protein, phát triển sụn và phát triển cơ thể. Vì nó kết hợp sulfat vào sụn. Nó còn có tác dụng kích thích tạo keo..
-Nồng độ GH cao nhất ban ngày 3-4 giờ sau bữa ăn, ban đêm GH tăng hai giờ đầu giấc ngủ say rồi giảm dần đến sáng.
2.2.2. Hormon kích thích tuyến giáp (TSH) :
Dinh dưỡng tuyến giáp và tăng phát triển hệ thống mao mạch của tuyến giáp.
2.2.3. Hormon kích thích vỏ thượng thận (ACTH) :
+ →vỏ thượng thận, tác dụng lên lớp bó và lớp lưới bài tiết glucocorticoid và androgen.
+ Trên tổ chức não, tăng học tập và trí nhớ.
+ kích thích tế bào sắc tố sản suất melanin,
ACTH cũng được điều hoà theo nhịp sinh học, nồng độ cao nhất từ 6-8 giờ sáng.
2.2.4. Các hormon hướng sinh dục
+ FSH:
Ở nam giới: dinh dưỡng tinh hoàn, phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng
Ở nữ giới: kíck thích sự phát triển của các nang trứng trong giai đoạn đầu, phối hợp LH làm cho trứng chín, rụng và bắt đầu bài tiết estrogen
+ LH:
Ở nam giới: dinh dưỡng tế bào Leydig, kích thích sự bài tiết testosteron
Ở nữ giới: gây hiện tượng rụng trứng, tiết estrogen, sau đó tạo hoàng thể và kích thích sự bài tiết progesteron.
-Riêng estrogen còn có tác dụng điều hoà ngược dương tính, ngay trước giai đoạn phóng noãn, nồng độ estrogen trong máu cao kích thích tuyến yên bài tiết FSH và LH.
2.2.5. Hormon kích thích bài tiết sữa- Prolactin (PRL):
- Tác dụng: kích thích tăng trưởng tuyến vú và sự sản xuất sữa lúc có thai và cho con bú, đồng thời ức chế tác dụng của Gonadotropin tại buồng trứng.
Khi có thai prolactin tăng dần từ tuần thứ 5 của thai kỳ cho tới lúc sinh, gấp 10-20 lần bình thường. Do estrogen và progesteron ức chế bài tiết sữa nên khi đứa trẻ sinh ra, cả hai hormon trên giảm đột ngột tạo điều kiện cho prolactin phát huy tác dụng bài tiết sữa.
2.3. Hormon thùy giữa
2.3.1. POMC (proopiomelanocortin)
- Trong tiền yên POMC được thủy phân thành ACTH, MSH, (-LPH và (-endorphin.
- Trong tuyến yên giữa, POMC được thủy phân thành một peptid giống ACTH là CLIP (Corticotropin Like Intermediate lobe Peptid), g-LPH, b-endorphin.
2.3.2. MSH (Melanostimulating hormon)
Kích thích sự tổng hợp melanin trong các tế bào hắc tố (melanocyte), liên quan đến ACTH , ở người chỉ rõ khi bị rối loạn (bệnh Addison).
2.3.3. LPH: chứa các phân tử endorphin và enkephalin là những peptid gắn chất tiếp nhận á phiện (opioid receptor).
2.4. Các hormon thùy sau
2.4.1. ADH (antidiuretic hormon) tăng tái hấp thu nước ở ống xa và ống góp, liều cao gây co mạch, tăng huyết áp Các receptor căng dãn ở nhĩ bị kích thích cũng có thể kích thích bài tiết ADH.
2.4.2. Oxytocin
+ Tác dụng bài xuất sữa, khác với tác dụng gây bài tiết sữa của prolactin.
+ Gây co cơ tử cung mạnh khi có thai, đặc biệt mạnh vào cuối thai kỳ, lúc chuyển dạ.

+ Tuyến giáp: bài tiết T3, T4 và Calcitonin.
3.4. Tác dụng của hormon giáp T3 – T4
3.4.1. làm tăng chuyển hóa cơ sở
3.4.2. Tác dụng trên sự tăng trưởng
Thể hiện rõ ở thời kỳ đang lớn của đứa trẻ, cùng với GH làm cơ thể phát triển. Đặc biệt có tác dụng phát triển bộ não thai nhi và những năm đầu sau sinh.
3.4.3. Tác dụng trên chuyển hóa
- Glucid: ↑nhe - Lipid:↑AB mau. ↓ cholesterol, phospholipid, triglycerid huyết tương- Protid: ở liều sinh lý, tăng nhưng ở liều cao giảm
3.4.4. Tác dụng trên chuyển hóa vitamin
T3,T4 cần cho sự hấp thu vitamin B12 ở ruột và chuyển caroten thành vitamin A.
3.4.5. Tác dụng trên hệ thần kinh cơ
- Hormon giáp thúc đẩy phát triển trí tuệ, liều cao gây hoạt bát, bồn chồn, kích thích; nhược năng ở trẻ gây chậm phát triển về trí tuệ.
- Hoạt hóa synap, làm ngắn thời gian dẫn truyền qua synap, do đó ở bệnh nhân cường giáp, thời gian phản xạ gân xương ngắn, đồng thời, tăng hoạt động các synap thần kinh ở vùng tủy chi phối trương lực cơ gây dấu hiệu run cơ.
3.4.6. Tác dụng lên tim mạch
- Trên tim làm tăng số lượng (-receptor ở tim, do đó tim nhạy cảm với catecholamin nhiều hơn, làm nhịp tim nhanh.
- Trên mạch máu: tăng chuyển hóa và tăng các sản phẩm chuyển hóa ở mô gây dãn mạch, làm tăng lưu lượng tim, có khi tăng trên 60% trong cường giáp và giảm chỉ còn 50% so với bình thường trong nhược năng giáp.
3.4.7. Tác dụng lên cơ quan sinh dục
Ở nam giới, thiếu gây mất dục tính nhưng nhiều có thể gây bất lực.
Ở nữ giới, thiếu gây rong kinh, đa kinh nhưng thừa gây ít kinh, vô kinh hoặc giảm dục tính.
. Hormon calcitonin Tác dụng làm giảm nồng độ canxi huyết tương

C - Tuyến cận giáp: bài tiết parathormon (PTH).

D - Tuyến tuỵ nội tiết: bài tiết insulin, glucagon, somatostatin.
- Tế bào alpha bài tiết glucagon gây tăng đường huyết (20%)
- Tế bào beta bài tiết insulin gây hạ đường huyết (60-75%)
- Tế bào delta bài tiết somatostatin điều hòa bài tiết insulin và glucagon (5%)
- Tế bào PP bài tiết một hormon chưa rõ chức năng được gọi là polypeptid tụy.
5.2.1. Insulin
+ Chuyển hóa glucid: gây hạ đường huyết bằng 2 cách
Tăng sử dụng: tăng tổng hợp glycogen ở gan, tăng dự trữ glycogen ở cơ, tăng phân hủy glucose ở ruột, tăng chuyển glucose thành acid béo
Giảm tạo đường: giảm tạo glucose từ glycogen, giảm tạo đường mới từ protid
+ Chuyển hóa protein: tăng tổng hợp protein,
+ Chuyển hóa lipid: tăng tích lũy mỡ.
5.2.2. Glucagon
Tác dụng tăng đường huyết, tăng phân giải lipid.Vận động mạnh cũng gây tăng tiết glucagon.
5.2.3. Somatostatin
Tác dụng ức chế sự giải phóng insulin và glucagon.
Ức chế bài tiết dịch tiêu hóa, hấp thu thức ăn tại dạ dày, ruột non.
Thời gian bán huỷ của somatostatin rất ngắn, chỉ 3 phút

E - Tuyến thượng thận: Vỏ thượng thận bài tiết cortisol, aldosteron và androgen.
Vỏ thượng thận :
- Lớp cầu gồm các tế bào rất mỏng nằm ngoài cùng của tuyến, sản xuất hormon chuyển hoá muối nước là mineralocorticoid (aldosteron)
- Lớp bó ở giữa sản xuất glucocorticoid (cortisol)
- Lớp lưới trong cùng bài tiết androgen
4.2.1. Nhóm Glucocorticoid (Gc)
95%là do hoạt động của cortisol (hydrocortisone*)
+ Tác dụng trên chuyển hóa:
• Glucid: làm tăng glucose máu, có thể gây đái đường, tương tự đái đường yên.
• Protein: tăng thoái hóa protein ở hầu hết tế bào cơ thể, trừ tế bào gan.
Lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ
+ chống stress, chống viêm; chống dị ứng( (-) histamin )
+ làm giảm số lượng bạch cầu ưa acid, bạch cầu lympho, giảm kích thước hạch và tuyến ức.
+ Tác dụng lên hệ thống miễn dịch: gây giảm kháng thể, được dùng để ngăn sự loại bỏ mảnh ghép.
+ Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác: nồng độ cortisol tăng cao sẽ giảm chuyển T4 thành T3 và tăng chuyển T3 thành T4, làm giảm nồng độ hormon sinh dục.
+ Tác dụng khác: tăng bài tiết dịch vị nên nếu dùng cortisol kéo dài có thể gây loét dạ dày, đối với hệ xương, có thể ức chế hình thành xương, giảm tăng sinh tế bào, giảm lắng đọng tổng hợp protein của xương.
4.2.2. Nhóm Mineralocorticoid (Gm) Aldosteron là hormon chủ yếu của nhóm này
-+ Tăng Na, giảm K, Cl gây tăng thể tích ngoại bào.
+ Tác dụng tương tự như trên xảy ra ở tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi trong môi trường nóng, nhờ aldosteron mà việc mất muối qua da theo mồ hôi sẽ giảm bớt.

Tuỷ thượng thận bài tiết adrenalin và noradrenalin.
F - Tuyến buồng trứng: bài tiết estrogen và progesteron
G - Tuyến tinh hoàn: bài tiết testosteron.
H - Rau thai: bài tiết HCG, estrogen, progesteron, HCS, relaxin.

Chữ ký của Hai Lúa

Về Đầu Trang Go down

Ôn nhanh SL nội tiết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Khách vi
Khách viếng thăm



Huy chương cấp bậc:

Liên hệ
Ôn nhanh SL nội tiết  Empty


cám ơn lol! lol! lol!

Chữ ký của Khách vi

Về Đầu Trang Go down

Ôn nhanh SL nội tiết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ :: NGÂN HÀNG ĐỀ THI VÀ ÔN TẬP :: NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP -