DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Một tập thể năng động, đoàn kết và vững mạnh!
 
Trang ChínhLatest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ::
  • DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35
QUẢNG CÁO

Share |

[Sinh lý]ÔN TẬP THỰC TẬP SINH LÍ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

Khách vi
Khách viếng thăm



Huy chương cấp bậc:

Liên hệ
[Sinh lý]ÔN TẬP THỰC TẬP SINH LÍ Empty


Bài 2: CHỨNG MINH VAI TRÒ HỆ THỐNG NÚT TRONG TIM

1. Kết quả:

Xoang Tâm nhĩ Tâm thất
Mới bộc lộ 67 67 67
Nút buộc I 67 24 24
Nút buộc II 67 0 9

Đơn vị: lần/phút

2. Giải thích:

- Mới bộc lộ: hệ thống nút điều hòa với nhau, tim đập cùng tần số.

- Nút buộc I: ngăn cách phát nhịp ở xoang (nút Remak). Nút Bidder phát nhịp cho tâm nhĩ và tâm thất.

- Nút buộc II: đã tách nút Bidder ra khỏi nút Ludwig, nên:

+ Tâm thất co nút Bidder co bóp chậm nhưng nhanh hơn nút buộc I. Trong thí nghiệm chậm hơn có thể do thể trạng cóc yếu.

+ Tâm nhĩ có nút Ludwig không co bóp.

+ Xoang co bóp theo nút Remark.

Bài 4: KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA INSULIN

1. Kết quả thí nghiệm:

Chỉ tiêu Trước khi tiêm insulin Sau khi tiêm insulin Sau khi tiêm glucose 30%
Giai đoạn báo động Giai đoạn toàn phát
Tổn thương vỏ não còn hồi phục Tổn thương vỏ não và dưới vỏ còn hồi phục Tổn thương toàn bộ hệ thần kinh và có thể không hồi phục
1.Tri giác Tỉnh táo Tỉnh táo Lơ mơ dần Co giật cứng toàn thân;

Mắt lồi
Hôn mê sâu mất hết các phản xạ; Đồng tử dãn to; tử vong

Nếu cấp cứu có thể sống nhưng thường để lại di chứng suốt đời (đời sống thực vật)
Hồi phục nhanh
2.Tai Vểnh, ấm Vểnh, ấm Cụp, lạnh dần
3.Đồng tử ?mm Dãn Co nhỏ dần
4.Vận động Nhanh nhẹn Tăng Giảm dần đến nằm yên
5.Đáp ứng kích thích Nhanh, nhậy Tăng Giảm dần đến không đáp ứng
6.Tính háu ăn Ăn cỏ/không Tăng, ăn bất cứ thứ gì Giảm dần đến không ăn
7.Nhịp tim ?lần/phút Tăng Rối loạn
8.Hô hấp ?lần/phút Tăng Rối loạn
9.XN đường huyết 80-120mg/dL Giảm rất thấp
10.Niêm mạc Hồng hào Hồng hào Nhợt nhạt dần đến tím tái
11.Trương lực cơ Chắc Chắc Mềm nhão dần
12.Định hướng âm thanh Nhanh, nhậy Nhanh, nhậy Giảm dần đến không đáp ứng

2. Giải thích

i. Trước tiêm insulin:

Đường huyết trong điều kiện ồn định 121 mg/dl, nên các chức năng sinh lí khác cũng trong điều kiện ổn định.

ii. Giai đoạn báo động (sau tiêm insulin):

Đường huyết giảm, làm cho:

- Hệ thống làm tăng đường huyết được kích hoạt (hệ thần kinh giao cảm, catecholamin) làm tăng các hoạt động sinh lí.

- Thỏ tìm kiếm thức ăn theo bản năng.

iii. Giai đoạn toàn phát (sau tiêm insulin):

Hệ thống làm tăng đường huyết làm việc không hiệu quả do tác dụng kéo dài của insulin. Đường huyết giảm, các hoạt động ngoại biên giảm để nhường glucose cho não. Đường huyết tiếp tục giảm, não bị tổn thương dần đến hoàn toàn.

iv. Sau khi tiêm glucose 30%

Nồng độ đường huyết tăng ngay sau khi tiêm.

Bài 5. KHẢO SÁT CHỨC NĂNG TỦY SỐNG

Phần 1: Khảo sát cung phản xạ

Nguyên tắc: gây phản xạ co chân một con ếch chỉ còn tủy sống rồi phá lần lượt từng bộ phận của cung phản xạ.

Tiến hành:

- Tạo ếch tủy, treo lên giá.

- Nhúng dd H2SO4 lên chân sau ếch à chân co. Đó là phản xạ co chân ếch

- Cắt một phần da chân, nhúng dd H2SO4 à chân không co. Do mất bộ phận nhận cảm.

- Bộc lộ thần kinh hông để tẩm vào dd novocain. Sau đó, mỗi phút nhúng chân ếch không bị cắt da vào dd H2SO4; đến một lúc, phản xạ co chân ếch mất. Tiếp theo nhúng dd H2SO4 lên da lưng à có phản xạ co chân ếch. Giải thích: dây cảm giác nằm trong dây tk hông về tủy đã bị tê nên mất phản xạ co chân ếch ở bàn chân; trong khi dây cảm giác từ da lưng về tủy không bị tê. Kết luận: mất dây cảm giác, phản xạ không xảy ra.

- Phá tủy ở ống xương sống, kích thích bất kì chỗ nào thì phản xạ co chân ếch cũng không còn.

Kết luận chung: chỉ cần mất một trong năm thành phần của cung phản xạ thì phản xạ không xảy ra.

Phần 2: Các qui luật phản xạ tủy:

Mô tả hiện tượng: dựa vào hiện tượng nhìn thấy trong phòng thí nghiệm.

Giải thích: Mỗi sợi trục của nơron có hàng trăm hàng nghìn nhánh và bao quanh thân cũng có nhiều đuôi gai. Chúng sẽ tạo thành nhiều synap với các nơ nơron khác. Như vậy khi một nơron bị kích thích sẽ tạo ra rất nhiều xung thần kinh đến nơron khác. Khi kích thích nhỏ sẽ lan truyền đến các nơron gần, khi kích thích lớn sẽ kích thích các nơron ở xa hơn.

Mặt khác, trong dây hướng tâm có nhiều bó sợi trục nơron mà mỗi bó đi đến các trung tâm xử lí khác nhau:

- Khi kích thích nhỏ sẽ kích thích trung tâm ở sừng trước đoạn tủy cùng bên: gây co chân bên kích thích.

- Khi tăng cường độ kích thích sẽ kích thích nơron vận động đối bên ở đoạn tủy cao hơn (nhờ các sợi liên đoạn tủy dẫn truyền) làm co hai chi sau.

- Tiếp tục tăng sẽ kích thích đến nơron vận động ở đoạn tủy cao hơn cùng bên là co hai chi cùng bên.

- Cuối cùng, cường độ kích thích đủ lớn sẽ tạo xung động trên tất cả các nơron vận động gây co tất cả các cơ.

Phần 3: Định thời gian phản xạ

Nhận xét: cường độ kích thích càng tăng thì thời gian phản xạ càng ngắn, nhưng nếu tăng cường độ đến một ngưỡng nhất định thì thời gian phản xạ không tăng nữa.

Giải thích: Theo qui luật tất cả hoặc không, một đáp ứng xảy ra khi có kích thích bằng hoặc trên ngưỡng, và đáp ứng đó sẽ là tối đa. Nên khi ta kích thích đủ nồng độ, thì phản xạ co chân sẽ xảy ra tối đa.

Mặt khác, trong cung phản xạ có hai bộ phận: dây cảm giác và dây vận động. Cấu tạo mô học của chúng là một bó nhiều sợi trục nơron mà mỗi sợi được bao bên ngoài bởi bao myelin. Nên xung động không truyền qua giữa các sợi:

- Khi cường độ kích thích nhỏ (nồng độ dd H2SO4 thấp), thì chỉ vài sợi cảm giác trong bó nhận được kích thích. Và chúng truyền đi đến sợi vận động tương ứng thông qua trung tâm xử lí. Nên số lượng cơ đáp ứng cũng tương ứng với sợi vận động.

- Khi cường độ kích thích lớn, thì số lượng cơ đáp ứng với sẽ nhiều, nên ta thấy thời gian đáp ứng sẽ giảm.

- Nhưng vì số lượng sợi trục trong cả dây vận động và dây cảm giác có hạn, nên khi tăng cường độ kích thích tăng đến một ngưỡng thì thời gian đáp ứng không giảm nữa.

Bài 6. KHẢO SÁT CHỨC NĂNG ĐIỀU HÒA TRƯƠNG LỰC CƠ

Mô tả hiện tượng: Bốn chân duỗi thẳng, lưng uốn cong, đuôi quặt lên lưng, đầu ưỡn lên lưng. Nắn các cơ thấy cứng.

Giải thích: Trương lực cơ là một phản xạ tủy. Phản xạ này chịu ảnh hưởng điều hòa của các bộ phận khác của hệ thần kinh (hành não, tiểu não, trung não…). Ở hành não có nhân tiền đình làm tăng trương lực cơ. Ở trung não có nhân đỏ làm giảm trương lực cơ. Khi làm đứt đường dẫn truyền của nhân đỏ đến hành não, thì nhân tiền đình thoát khỏi ảnh hưởng của nhân đỏ, làm nó phát huy tác dụng tăng trương lực cơ. Thỏ ở tư thế duỗi vì các cơ duỗi khỏe hơn cơ gấp.

KHẢO SÁT CHỨC NĂNG TIỂU NÃO

Giải thích: Về phương diện tiến hoá, tiểu não chia thành ba phần: tiểu não cổ, tiểu não cũ và tiểu não mới. Ở động vật bậc thấp chỉ có hai phần đầu phát triển. Do đó phá tiểu não ếch sẽ làm mất chức năng bên bị phá:

- Tiểu não cổ: chức năng giữ thăng bằng cơ thể

- Tiểu não cũ: chức năng làm giảm trương lực cơ.

Vì vậy, ếch bị tăng trương lực cơ bên bị phá và mất thăng bằng.



Mới cập nhật phần Insulin của thầy Kiên

Nguồn YBK34

Chữ ký của Khách vi

Về Đầu Trang Go down

[Sinh lý]ÔN TẬP THỰC TẬP SINH LÍ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Trần Bùi Minh Thành
Moderator

Trần Bùi Minh Thành


Huy chương cấp bậc: Moderator
Học hàm : Phó giáo sư
Học vị : Tiến sĩ bác sĩ
Tổng số bài gửi : 163
Points : 452
Join date : 07/03/2011
Age : 32
Đến từ : Lấp Vò, Đồng Tháp

Liên hệ
[Sinh lý]ÔN TẬP THỰC TẬP SINH LÍ Empty


Thanks a lot! Very Happy Very Happy Very Happy

Chữ ký của Trần Bùi Minh Thành

Về Đầu Trang Go down

[Sinh lý]ÔN TẬP THỰC TẬP SINH LÍ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ :: NGÂN HÀNG ĐỀ THI VÀ ÔN TẬP :: NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP -