DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Một tập thể năng động, đoàn kết và vững mạnh!
 
Trang ChínhLatest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ::
  • DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35
QUẢNG CÁO

Share |

CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN VÀ CÁC RECEPTOR THUỘC HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

Khách vi
Khách viếng thăm



Huy chương cấp bậc:

Liên hệ
CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN VÀ CÁC RECEPTOR THUỘC HỆ THẦN KINH THỰC VẬT Empty


CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN VÀ CÁC RECEPTOR THUỘC HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.
2.1- Các chất dẫn truyền
Hệ thần kinh thực vật có các chất dẫn truyền chứa trong các tận cùng của sợi giao cảm và phó giao cảm. Các sợi ở tận cùng chứa acetylcholin được gọi là sợi cholinergic, các sợi ở tận cùng chứa noradrenalin được gọi là sợi adrenergic.
Các sợi tiền hạch của hệ giao cảm và phó giao cảm đều là sợi cholinergic. Ngược lại các sợi hậu hạch của hệ giao cảm hầu hết là sợi adrenergic trừ các sợi chạy đến tuyến mô hồi, cơ dựng lông và một số mạch máu là sợi cholinergic.
Như vậy chất dẫn truyền ở tất cả các sợi tận cùng phó giao cảm đều là acetylcholin, còn phần lớn chất dẫn truyền ở tận cùng sợi giao cảm hậu hạch là noradrenalin. Các chất truyền đạt này sẽ tác động lên các cơ quan khác nhau để gây ra hiệu ứng của giao cảm hay của phó giao cảm lên cơ quan đó.
Các tận cùng thần kinh của hệ thực vật, đặc biệt là của hệ phó giao cảm cũng giống nhưng nhỏ hơn là các tận cùng thần kinh- cơ của cơ vân. Song các tận cùng giao cảm hầu như không tiếp xủc trực tiếp với các tế bào đáp ứng của cơ quan mà nó chi phối, có trường hợp chúng lại tận cùng ở mô liên kết nằm ngay dưới tế bào mà chúng tác động. Ở nơi mà sợi này đến gần tế bào đáp ứng, người ta thấy có các đoạn phồng to và chính ở chỗ phồng này có các bọc nhỏ chứa noradrenalin hay acetylcholin.
Ngoài ra, trong các đoạn phồng còn có nhiều ty lạp thể (mitochondrie) cung cấp ATP để tạo năng lượng dùng cho sinh tổng hợp noradrenalin hay acetylcholin.
Khi điện thế hoạt động lan tới các sợi tận cùng thì quá trình khử cực làm tăng tinh thấm của màng với ion calci. Ion calci từ ngoài vào trong sợi tận cùng. Ion calci có tác dụng làm các bọc chứa chất truyền đạt hoá học chuyển dịch tới gần màng túi tận cùng, rồi tiếp xúcvới màng và hoà màng, sau đó phá vỡ các bọc và giải phóng các chất truyền đạt hoá học ra ngoài khe sináp. Lượng chất truyền đạt hoá học được giải phóng tỷ lệ thuận với lượng ion calci đi vào trong túi (Ganong,1989).
Acetyicholin được tổng hợp ở các tận cùng của các sợi cholinergic, phần lớn quá trình tổng hợp xảy ra ở trong bào tương sợi trục, bên ngoài các bọc nhỏ, sau đó Acetylcholin được vận chuyển vào trong các bọc, được dự trữ lại nhiều trong đó. Phản ứng tổng hợp xảy ra như sau:
Cholinacetyltransferase
AcetylcoA + cholin Acetylcholin
Sau khi được giải phóng, acetylcholin tồn tại ở mô vài giây, sau đó phần lớn bị men acetylcholinesterase (gắn với collagen và glycosaminoglycan) ở mô liên kết tại nơi đó phân giải thành ion acetat và cholin giống như điều xảy ra ở các sinap thần kinh- cơ. Cholin được vận chuyển trở lại vào trong sợi thần kinh để được tái tổng hợp thành acetylcholin (hình...)
Quá trình tổng hợp noradrenalin bắt đầu ở bào tương của sợi adrenegic, nhưng được hoàn thành ở bên trong các bọc nhỏ. Quá trình diễn ra như sau:
Nguồn gốc của catecholamin (adrenalin và noradrenalin) là acid amin tyrosin. Tyrosin bị hydroxyl hoá nhờ men hydroxylase thành DOPA, rồi DOPA được vận chuyển vào bên trong các bọc nhỏ. Tại đây DOPA bị khử carboxyl nhờ men decarboxylase tạo nên dopamim. Sau đó dopamim bị hydroxyl hoá thành noradrenalin. Riêng ở tuỷ thượng thận noradrenalin được chuyển từ lưới nội sinh chất vào ty lạp thể (mitochondrie), ở đó 80% chất này được metyl hoá để tạo thành adrenalin nhờ có sự xúc tác của men phenylethanolamin N- methyl transferase, men này chỉ có ở tuyến tuỷ thượng thận và tổ chức não (hình....)
Sau khi được giải phóng, noradrenalin được lấy đi bằng ba con đường:
- Tái nhập vào các tận cùng thần kinh nhờ cơ chế tích cực (khoảng 50-80%)
- Khuyếch tán vào các dịch kẽ bao quanh (phần lớn số noradrenalin còn lại)
- Bị các enzym phân giải như monoaminoxydase (MAO) có ở tận cùng thần kinh hoặc catechol - o – methyltrasferase (COMT) có ở mô.
Noradrenalin được giải phóng trực tiếp vào mô chỉ có tác dụng trong vài giây, chứng tỏ sự tái nhập và khuyếch tán của nó xảy ra nhanh. Tuy vậy noradrenalin và adrenalin do tuỷ thượng thận giải phóng vào máu vẫn còn tác dụng chừng nào chúng tới mô và rồi bị enzym COMT phá huỷ, (chủ yếu là ở gan). Khi được giải phóng vào máu, adrenalin và noradrenalin vẫn còn tác dụng mạnh trong 10- 30giây và tác dụng giảm dần sau 1 đến vài phút.
2.2- Các receptor.
Các cấu trúc nằm ở màng sau sinap tiếp nhận các chất truyền đạt thần kinh được gọi là các recepter. Recepter tiếp nhận noradrenalin và adrenalin được gọi là adrenoreceptor. Receptor tiếp nhận acetylcholin được gọi là cholinoreceptor. Để gây tác dụng lên cơ quan đáp ứng, acetylcholin, noadrenalin hay adrenalin trước hết phải gắn với các receptor đặc hiệu ở tế bào đáp ứng. Receptor thường nằm ở mắt ngoài màng tế bào, là một protein xuyên suốt theo chiều dày của màng tế bào. Khi chất truyền đạt gắn vào receptor thì cấu trúc của phân tử receptor bị biến đổi và dẫn đến bị kích thích hoặc ức chế tế bào bằng cách:
-Kích thích hay ức chế tế bào đáp ứng bằng cách thay đổi tính thấm của màng: phân tử protein receptor là một phần tạo nên màng tế bào nên khi cấu trúc không gian của nó bị thay đổi thì gây đóng hoặc mở các kênh ion và do đó làm thay đổi tính thấm của màng đối với ion. Ví dụ: kênh ion Na+ và kệnh ion Ca++ thường được mở ra và làm cho các ion này vào tế bào nhanh, nhiều, gây khử cực màng và kích thích tế bào. Trtong trường hợp khác thì kênh ion K+ hoặc kênh ion Cl- lại đươck mở. Ion K+ đi ra hoặc ion Cl- đi vào tế bào gây ra ức chế tế bào. Ở một số tế bào khác thì các ion đi vào gây ra tác dụng trực tiếp ngay lên hoạt động của tế bào. Ví dụ như ion Ca++ đi vào tế bào gây co cơ trơn.
-Tác động lên các enzym bên trong tế bào: một cơ chế tác dụng khác của receptor là kích thichd hay ức chế một enzym hay một chất hoá học khác ở trong tế bào. Enzym thường gắn vào đầu thò vào bên trong tế bào của phân tử protein receptor. Ở nhiều lọai tế bào khi adrenalin gắn với receptor thì làm tăng hoạt tính của enzym adenylcyclase có ở trong tế bào dẫn đến tạo thành nhiều AMP vòng. AMP vòng lại gây nhiều hoạt động khác của tế bào. Hiệu ứng do AMP vòng gây ra phụ thuộc vào bộ mấy chuyển hoá của lọai tế bào đó. Nhờ biết được cơ chế này người ta hiểu được tại sao một chất truyền đạt của hệ thần kinh thực vật lại có thể gây ức chế ở cơ quan này nhưng lại kích thích ở cơ quan khác. Tác dụng kích thích hay ức chế là phụ thuộc vào bản chất protein receptor trên màng tế bào và vào hiệu quả của sự thay đổi cấu trúc không gian của phân tử này khi nó bị gắn với chất hoá học truyền đạt. Chính vì vậy mà tác dụng trên của chất truyền đạt của thần kinh các cơ quan khác nhau thì khác nhau.
2.2.1- Các adrenorecetor
Khi nghiên cứu về thuốc có tác dụng giống noadrenalin. (thuốc tăng cường giao cảm) lên các cơ quan cho thấy có hai loại adrenoreceptor là a – receptor và b- receptor. b- receptor lại được chia thành b1 – receptor và b2 – receptor. a - receptor có ở tế bào cơ trơn mạch máu ngoại vi, mạch máu cơ quan nội tạng. b1 – receptor có ở cơ tim, nút xoang, nút nhĩ thất, cơ trơn thắt vòng. b2 – receptor có ở cơ trơn thành mạch vành, mạch máu cơ vân, cơ Reissessen ở phế quản, cơ trơn thành ống tiêu hoá, cơ trơn tử cung, bàng quang, túi mật... . a - receptor chỉ kết hợp với noradrenalin, còn adrenalin kết hợp với cả 3 loại: a, b1 và b2- receptor.
Hiệu quả gây ra khi noradrenalin và adrenalin kết hợp với a - receptor là co mạch máu ngoại vi và mạch máu cơ quan nội tạng. Hiệu quả gây ra khi adrenalin kết hợp với b1 receptor là tăng co bóp cơ tim, tăng dẫn truyền ở nút xoang và nút nhĩ thất, còn hiệu quả gây ra khi adrenalin kết hợp với b2- receptor là giãn mạch máu mạch vành, mạch ở cơ vân, giãn cơ Ressessen ở phế quản và cơ trơn ống tiêu hoá, cơ trơn thành tử cung, cơ bàng quang, cơ túi mật. Adrenalin và noadrenalin do tuỷ thượng thận tiết ra cũng có tác dụng lên các a - receptor và b- receptor nhưng hơi khác. Noradrenalin chủ yếu kích thích cáca - receptor, nhưng cũng có kích thích yếu lên các b- receptor. Adrenalin thì kích thích cả hai a và b- receptor mạnh như nhau. Do đó tác dụng của noradrenalin và adrenalin lên các cơ quan khác nhau phụ thuộc vào loại receptor có ở các cơ quan đó. Nếu ở một cơ quan chỉ có toàn là b- receptor thì adrenalin sẽ có tác dụng kích thích mạnh hơn.
2.2.2- Các cholinoreceptor có hai loại:
M- cholinoreceptor (receptor muscarinic) và N- cholinoreceptor (receptor nicotinic). Receptor M có ở tất cả tế bào được chi phối bởi các neron hậu hạch phó giao cảm cũng như ở các tế bào được chi phối bởi các sợi hậu hạch giao cảm bài tiết acetylcholin. Receptor N có ở synap giữa neuron tiền hạch và neuron hậu hạch (ở thân neuron hậu hạch) của cả hệ giao cảm và phó giao cảm cũng như ở màng sợi cơ chỗ tấm vận động.
Receptor muscarinic lại được chia làm hai loại: M1 – cholinoreceptor và M2- cholinoreceptor. Khi acetylcholin gắn receptor M1 sẽ gây khử cực ở màng sau synap, nghĩa là gây hựng phấn còn với gắn với receptor M2 sẽ gây ra tăng phân cực ở màng sau synáp nghĩa là gây ức chế.
Như vậy cùng một chất dẫn truyền có thể gây ra các hiệu ứng khác nhau đối với các cơ quan khác nhau trong cơ thể, điều này là phụ thuộc vào các receptor có ở quan đó. Ví dụ acetylcholin có tác dụng ức chế hoạt động của cơ tim (vì có M2 cholinoreceptor), song lại có tác dụng gây hưng phấn đối với cơ trơn của ống tiêu hoá (vì có M1­ cholinoreceptor) adrenalin làm tăng hưng phấn cơ tim, gây co mạch ngoại vi (nơi có a receptor) nhưng lại ức chế cơ trơn của ruột và gây gián mạch máu cơ vân mạch máu não (nơi có b2- receptor).
Việc nấm vững tác dụng đặc hiệu của các chất dẫn truyền lên các laọi receptor khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng cho phép sử dụng đúng các thuốc để điều trị trong lâm sàng. Ví dụ trong trường hợp các cơ ressessen của phế quản bị co thắt (cơn hen phế quản) thì pahỉ dùng adrenalin để tác động lên các b2- receptor mới đạt được hiệu quả mong muốn hoặc trường hợp truỵ tim phải dùng adrenalin để tác động lên b1- receptor còn trong trường hợp truỵ mạch lại phải dùng noadrenalin để làm trăng huyết áp vì chất này chỉ tác dụng lên a receptor gây co mạch ngoại vi làm tăng sức cản ngoại vi dẫn đến huyết áp được tăng lên.

Chữ ký của Khách vi

Về Đầu Trang Go down

CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN VÀ CÁC RECEPTOR THUỘC HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ :: MÔN CƠ SỞ NGHÀNH :: SINH LÝ -