DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Một tập thể năng động, đoàn kết và vững mạnh!
 
Trang ChínhLatest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ::
  • DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35
QUẢNG CÁO

Share |

Sinh lý học - Valve 2 lá

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

Khách vi
Khách viếng thăm



Huy chương cấp bậc:

Liên hệ
Sinh lý học - Valve 2 lá Empty



Hẹp van hai lá ( Mitralvalve stenosis )

1. Đại cương.
1.1. Định nghĩa:
- Van hai lá nối liền nhĩ trái và thất trái, giúp máu đi theo hướng từ nhĩ trái xuống thất trái.
- Van gồm hai lá: lá van lớn (lá van trước), lá van nhỏ (lá van sau). Dưới van là tổ chức trụ cơ và dây chằng.
- Bình thường diện tích mở van trung bình vào thì tâm trương là 4-6 cm2, khi diện tích mở van < 4 cm2 được gọi là hẹp lỗ van hai lá.
- Hẹp lỗ van hai lá là một bệnh thường gặp trong lâm sàng tim mạch, chiếm tỷ lệ khoảng 40% các bệnh lý tim mạch.
1.2. Nguyên nhân hẹp lỗ van hai lá:
- Phần lớn nguyên nhân là do thấp tim gây nên, nhưng có nhiều trường hợp hẹp lỗ van hai lá mà tiền sử thấp không rõ ràng.

- Một số ít hẹp lỗ van hai lá bẩm sinh: van hai lá hình dù, hẹp lỗ van hai lá trong bệnh Estein.
Khi hẹp lỗ van hai lá do thấp có thể thấy các hình thức tổn thương van như sau:
. Van dày lên, dính mép van, sù sì, co ngắn, vôi hóa, kém di động.
. Dính lá van.
. Dính dây chằng.
. Phối hợp cả ba loại trên.
1.3. Sinh lý bệnh:
- Khi van hai lá bình thường, độ chênh áp giữa nhĩ trái và thất trái là 4-5 mmHg, sẽ tạo điều kiện cho máu từ nhĩ trái xuống thất trái.
- Khi hẹp lỗ van hai lá, máu ứ lại ở nhĩ trái gây tăng áp lực nhĩ trái, có khi đến 20-30 mmHg.
- Tăng áp lực nhĩ trái gây tăng áp lực tĩnh mạch phổi, mao mạch phổi và động mạch phổi. Đó là nguyên nhân của khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắng sức.
- áp lực động mạch phổi tăng làm cho tim phải tăng cường co bóp để đẩy máu lên phổi, dần dần dẫn đến suy tim phải và gây hở van ba lá cơ năng.- ứ máu nhĩ trái làm nhĩ trái giãn và dần dần dẫn đến thoái hoá cơ nhĩ gây loạn nhịp hoàn toàn; nhĩ trái giãn to, ứ máu nhĩ trái và loạn nhịp hoàn toàn là cơ sở hình thành cục máu đông và nhồi máu cơ tim
Hở van 2 lá
Bệnh hở van 2 lá là một bệnh tim thực thể (nghĩa là có tổn thương cấu trúc giải phẫu của tim), xảy ra do 2 lá van khi đóng lại không khép kín (giống như 2 cánh cửa đóng không kín còn khe hở giữa 2 cánh) làm một lượng máu bị chảy ngược từ thất trái lên nhĩ trái.
Bệnh có nhiều nguyên nhân, chia làm 2 nhóm:
- Bẩm sinh: do cấu tạo bất thường của cấu trúc van từ khi sinh.
- Mắc phải: xảy ra sau sinh
+ Trên người trẻ: thường xảy ra sau nhiễm liên cầu trùng gây thấp tim (Streptococcus beta hemolytique group B) gọi là bệnh van tim hậu thấp.
+ Trên người già: do quá trình thoái hoá, lão hoá van tim.
Muốn biết chính xác bệnh van 2 lá thuộc loại nào, và hở van nặng tới mức nào thì phải làm siêu âm tim khảo sát toàn bộ cấu trúc van và đo độ hở. Bạn không mô tả kỹ kết quả siêu âm tim nên không thể đánh giá hết được bệnh hở van của bạn.
Trên siêu âm người ta chia hở van 2 lá thành 4 độ:
- Hở ¼ - 2/4 : hở nhẹ.
- Hở 2/4 – 3/4 : hở trung bình.
- Hở 4/4 : hở nặng.
Ngoài ra còn có một số nơi ghi hở 2 lá < ¼ hay hở van 2 lá micro: đây là những hở van 2 lá sinh lý, có thể xảy ra trên người bình thường, không cần chữa trị.
Nếu hở van 2 lá từ trung bình trở lên mà không theo dõi và điều trị, hậu quả có thể làm tim to dần và dẫn đến suy tim (cơ tim dãn lớn, co bóp yếu ớt không đủ bơm máu đi nuôi cơ thể).
Vì đây là một bệnh lý do tổn thương cấu trúc của tim, nên muốn chữa khỏi thực sự thì phải sửa lại van (nếu nhẹ), phải thay van tim nhân tạo (nếu tổn thương van nặng không sửa được), có nghĩa là phải phẫu thuật. Việc uống thuốc chỉ làm cải thiện các triệu chứng mệt, khó thở và làm chậm đi diễn tiến đến suy tim mà thôi, chứ không chữa hết bệnh thực sự.
Nguồn: ycantho.com

Chữ ký của Khách vi

Về Đầu Trang Go down

Sinh lý học - Valve 2 lá

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ :: MÔN CƠ SỞ NGHÀNH :: SINH LÝ -