DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Một tập thể năng động, đoàn kết và vững mạnh!
 
Trang ChínhLatest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ::
  • DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35
QUẢNG CÁO

Share |

Thi và kiểm tra ...

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

Hai Lúa
Administrator

Hai Lúa


Huy chương cấp bậc: Administrator
Tổng số bài gửi : 860
Points : 2701
Join date : 25/02/2011
Age : 33
Đến từ : Việt Nam

Liên hệ
Thi và kiểm tra ... Empty


Thi và kiểm tra là hoạt động không thể thiếu ở bất kì cơ sở giáo dục nào nói chung và trường ta nói riêng. Đây là hoạt động nhằm đánh giá khối lượng kiến thức mà người học thu được sau một học phần, đồng thời kết quả kiểm tra góp phần phân loại sinh viên và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác. Do đó, kết quả thi và kiểm tra có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc có được một kết quả nhanh và chính xác là mong muốn của bất kì ai, kể cả thầy và trò.
Thi và kiểm tra là hoạt động không thể thiếu ở bất kì cơ sở giáo dục nào nói chung và trường ta nói riêng. Đây là hoạt động nhằm đánh giá khối lượng kiến thức mà người học thu được sau một học phần, đồng thời kết quả kiểm tra góp phần phân loại sinh viên và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác. Do đó, kết quả thi và kiểm tra có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc có được một kết quả nhanh và chính xác là mong muốn của bất kì ai, kể cả thầy và trò.

Ở trường Đại học Y Dược Cần Thơ hiện nay đang tồn tại một số hình thức thi và kiểm tra như:

Đối với thi các học phần lý thuyết có các hình thức:

1. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan (Bài kiểm tra có nhiều câu hỏi và có thể có câu trả lời cho sẵn, sinh viên lựa chọn trên bài thi hoặc trên phiếu trả lời, sắp xếp theo thứ tự đúng, nối ý hoặc dạng điền vào chỗ trống ... - objective tests)

2. Kiểm tra tự luận không tài liệu tham khảo (dạng câu hỏi và sinh viên (SV) viết câu trả lời vào giấy thi - subjective tests)

3. Kiểm tra tự luận có tài liệu tham khảo (dạng câu hỏi, SV viết câu trả lời vào giấy thi, SV được mang các tài liệu tham khảo vào phòng thi để sử dụng, làm phong phú thêm câu trả lời)

Đối với các học phần thực hành hay kỹ năng có hình thức kiểm tra theo hình thức chạy trạm (mỗi bàn thi có câu hỏi, trong thời gian quy định, SV trả lời câu hỏi trên bàn, hết thời gian phải di chuyển sang bàn khác)

Ở mỗi hình thức thi đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng.

"Chủ quan" và "khách quan" :

Trong lý thuyết và thực tiễn các hoạt động kiểm tra - đánh giá ở nhiều nước trên thế giới, hai thuật ngữ "Chủ quan" (subjective tests) và "Khách quan" (objective tests) này được sử dụng không phải để chỉ cách làm bài (thi) của thí sinh mà là để chỉ cách chấm bài.

Đối với các bài kiểm tra “chủ quan”, mà chúng ta gọi là “tự luận”, để chấm bài, giảng viên hay người chấm phải vận dụng kiến thức và nhận xét chủ quan của mình để đánh giá bài thi và cho điểm theo thang điểm. Việc thí sinh đưa ra những câu trả lời dài ngắn và cách hành văn hết sức khác nhau khiến việc chấm thi trở nên khó khăn trong một số trường hợp. Đồng thời, do giáo viên chủ quan đưa ra nhận xét nên cách đánh giá cùng một bài thi đôi khi cũng khác nhau ở những giáo viên khác nhau, dẫn tới điểm số giữa những người chấm khác nhau cho cùng một bài thi có thể khác nhau. Cho nên, thông thường phải chấm thành hai vòng riêng biệt với hai người chấm khác nhau để tránh đưa ra những đánh giá và cho điểm quá chênh lệch. Còn trong trường hợp chênh lệnh thì phải ngồi thành hội đồng có từ ba người chấm trở lên để xem xét cho chính xác hơn. Ngay cả việc đưa ra đáp án làm cơ sở cho giáo viên chấm bài đôi khi cũng không thể giải quyết hết được vấn đề bởi đáp án chỉ có thể mang tính định hướng kiến thức chứ không thể bắt thí sinh theo từng câu chữ của đáp án mới được điểm, nhất là đối với các bài thi có lời giải đặc biệt thông minh, tỏ rõ sự hiểu biết vượt trội của thí sinh đối với vấn đề trình bày, hay ngược lại, thí sinh trình bày dài dòng văn tự mà đọc đi đọc lại, người chấm vẫn không biết nên ghi vào bài điểm mấy cho phải với đáp án cũng như với lương tâm và tình thương học trò của người thầy. Ngoài ra, việc giáo viên phải đọc những bài thi trình bày dài với cách hành văn chưa hẳn đã sáng sủa của nhiều thí sinh cũng có khi dẫn đến cách hiểu và nhận xét phần kiến thức mà thí sinh trình bày trong bài không được chính xác, và thế là điểm số cho bài thi không nói lên được thực trạng trình độ hiểu biết của thí sinh.

Đối với các bài kiểm tra “khách quan” – ở đây, không dùng từ "thi", vì thi thường có nghĩa là xem ai hơn ai, từ kiểm tra, có nghĩa là đánh giá xem kiến thức của người học đến đâu – khi chấm bài, người chấm không sử dụng ý kiến chủ quan của cá nhân mình mà hoàn toàn tuân thủ theo một đáp án cứng, bất di bất dịch. Thậm chí, người chấm bài không cần phải là giáo viên, không cần phải có hiểu biết về vấn đề trình bày trong bài mà chỉ cần biết đọc và biết viết tối thiểu là được. Như vậy, người chấm ở đây không có cơ hội sử dụng những nhận xét chủ quan để đánh giá và can thiệp vào kết quả bài làm của thí sinh nên những dạng bài kiểm tra như vậy được gọi là “khách quan”. Để biên soạn được những đề bài kiểm tra như vậy, người giáo viên phải tuân thủ những tiêu chí nhất định và phải là những người có kiến thức về kiểm tra và đánh giá mới làm được. Nếu không cũng khó có thể ra được một đề bài kiểm tra “khách quan” có chất lượng cho chính môn học mình đang giảng dạy.

Trắc nghiệm khách quan: ưu và nhược điểm

Dạng kiểm tra trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm nhưng cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Chất lượng một đợt kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan hoàn toàn phụ thuộc vào người biên soạn đề chứ không phải người chấm bài. Sau đây là một số ưu và nhược điểm của dạng thức này:

Ưu điểm:

1. Do gồm nhiều câu hỏi nhỏ, trắc nghiệm khách quan có khả năng kiểm tra đồng thời nhiều bộ phận kiến thức trong chương trình học, ngăn chặn tình trạng học lệnh, học tủ.

2. Giảm thiểu tình trạng học vẹt; giảm khả năng thí sinh mang tài liệu vào phòng thi để quay cóp và chép nguyên văn nội dung đã học vì không đủ thời gian lật dở tài liệu.

3. Thời gian chấm bài nhanh và chính xác.

4. Bài thi được chấm khách quan do không phụ thuộc đánh giá cá nhân, tránh chấm theo cảm tính, tránh tình trạng chấm ẩu, thiếu trách nhiệm và tiêu cực từ phía người chấm.

5. Phân bố điểm số trong bài do đề bài quyết định, không phải do giáo viên quyết định nên cơ cấu điểm số đồng đều ở các phần nhỏ.

6. Là công cụ đánh giá được những bộ phận kiến thức, kỹ năng muốn đánh giá.

7. Các câu hỏi hay có thể được lưu giữ trong “ngân hàng đề” để sử dụng nhiều lần, giảm chi phí cho khâu biên soạn đề.

Nhược điểm:

1. Tổ chức thi tốn kém thời gian và chi phí, phải huy động nhiều phòng thi để tổ chức thi nghiêm túc.

2. Khó khăn và tốn kém cho việc biên soạn được những đề bài có chất lượng.

3. Không đánh giá đúng được từng cá nhân thí sinh nếu khâu coi thi không thực sự nghiêm túc (do thí sinh có thể trao đổi kết quả bài làm và nhìn bài của thí sinh khác).

4. Không đánh giá được tất cả mọi kỹ năng (ví dụ kỹ năng tư duy lập luận, viết luận, làm văn hay giải toán sáng tạo).

5. Có khả năng không gạn lọc đánh giá hết được mức độ kiến thức của thí sinh do thí sinh không có cơ hội tự trình bày toàn bộ hiểu biết về vấn đề được hỏi.

6. Có nguy cơ khuyến khích học sinh đoán mò hay sử dụng các kỹ năng thi mà không thực sự học để lấy kiến thức, hiểu sâu vấn đề.

7. Có nguy cơ đẩy người học rơi vào tình trạng học với mục đích tái tạo lại kiến thức chứ không phải là vận dụng kiến thức.

Đề bài kiểm tra dạng thức trắc nghiệm khách quan

Về chuyên môn, do khâu chấm thi giờ đây đã trở thành thứ yếu, khâu biên soạn đề lại càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Để giảm thiểu các kỹ năng và nội dung kiến thức không cần đánh giá và tập trung vào những gì cần đánh giá ở thí sinh, các chuyên gia về kiểm tra - đánh giá trên thế giới đã đưa ra nhiều hình thức câu hỏi trắc nghiệm

Trong đó chủ yếu là các hình thức sau:

1. Câu (hỏi) với nhiều đáp án lựa chọn cho trước (Multiple-choice Questions/Items - MCQs): Câu hỏi hoặc câu có chỗ trống và nhiều đáp án lựa chọn (thông thường là 4: A,B,C,D) về kiến thức đã học hoặc nội dung của một bài đọc trước đó.

2. Xác định đúng sai (True or False): Câu có nội dung thông tin liên quan tới kiến thức đã học hoặc nội dung một bài đọc trước đó và thí sinh phải xác định xem nội dung đó đúng hay sai.

3. Điền từ/ thông tin thích hợp vào chỗ trống (Gap-filling). Một đoạn văn hay bài viết ngắn về nội dung đã học. Thí sinh phải điền vào mỗi chỗ trống một từ/ cụm từ hay thông tin phù hợp.

4. Lắp ghép (Matching): Câu hỏi và câu trả lời, hình minh họa, hai phần của định đề, v.v... theo từng cặp được xáo trộn và yêu cầu thí sinh lắp ghép lại cho đúng thành từng cặp thích hợp;

5. Sắp xếp theo trật tự thích hợp (Ordering/Re-arrangement): Một dạng mở rộng hơn của dạng (4) - Một đoạn văn, một qui trình, chuỗi giai đoạn lịch sử, v.v.. được chia nhỏ và xáo trộn trật tự và yêu cầu thí sinh lắp ráp lại cho đúng trật tự.

6. Phân loại (Classification): Các chi tiết nhỏ, khái niệm nhỏ, v.v... được xắp sếp lộn xộn. Thí sinh phải phân loại thành các nhóm lớn hơn theo yêu cầu của đề bài.

Trong các dạng này, dạng (1) được sử dụng phổ biến nhất. Dạng này đặc biệt hiệu quả và phong phú trong việc kiểm tra thông tin cụ thể (facts). Tuy nhiên, việc biên soạn một câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (multiple-choice item) không phải đơn giản.

Một câu trắc nghiệm như vậy có bốn yếu tố:

1. Phần gốc - câu hỏi hoặc câu cần điền (stem);

2. Phần các đáp án khác nhau (options);

3. Yếu tố đánh lạc hướng - các câu trả lời sai hoặc gần giống với đáp án (distractors);

4. Đáp án đúng (key).

Với những ưu và nhược điểm trên, ngày nay, hình thức kiểm tra dạng trắc nghiệm khách quan ngày càng được sử dụng một cách phổ biến (ngay như kì thi tuyển sinh đại học và cao đăng có thể nói là kì thi quan trọng nhất hiện nay cũng sử dụng hình thức này). Tuy nhiên việc hoàn thiện hình thức kiểm tra này để phát huy các thế mạnh (như tính công bằng, chính xác, nhanh chóng ... ) và khắc phục các nhược điểm ( như khả năng trao đổi bài, tốn kém trong chi phí in sao đề thi, ảnh hưởng sức khỏe cán bộ in sao đề, biên soạn đề thi kém chất lượng ... ) là một công việc không đơn giản.

Ngày 29/11/2010, Ban Giám Hiệu trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã có công văn số 907/ĐHYDCT do PGS.TS Phạm Văn Lình kí về kế hoạch tổ chức kiểm tra lý thuyết dạng trắc nghiệm khách quan bằng hình thức chạy trạm. Theo tinh thần công văn thì đây là một sự kết hợp của hai hình thức thi "trắc nghiệm khách quan" và "chạy trạm" nhằm đạt được thêm các mục tiêu: "tiết kiệm nguồn nhân lực, tài lực và thời gian in đề thi, đảm bảo đánh giá trung thực hơn kết quả học tập của sinh viên đồng thời để giảm bớt ô nhiễm môi trường".

Cũng theo đó Trung tâm Khảo thí sẽ triển khai thí điểm các môn lý thuyết dạng trắc nghiệm bằng hình thức chạy trạm ( trong năm học 2010-2011 theo chỉ đạo và động viên của Hiệu Trưởng.

Với hình thức thi trên thì:

Số lượng câu hỏi trong ngân hàng đối với các môn có thời lượng 2, 3 và 4 đơn vị học trình tương ứng là 70, 80, 100. Ít nhất 60 câu và không vượt quá 100 câu.
Các câu hỏi cần được phân nhóm theo mức độ: dễ-trung bình-khó và thang điểm tương ứng. Điểm cho mỗi câu hỏi phải là số nguyên.
Phải ghi rõ thời gian làm bài cho mỗi trạm
Đảm bảo thời gian thi giữa các trạm đều nhau
In đề thi theo trạm, mỗi trạm trung bình 10 câu hỏi trắc nghiệm..
Khoa, Bộ môn quyết định hình thức trạm thi (vòng kín hay vòng hở)
Các dạng câu hỏi được sử dụng cho thi chạy trạm, bao gồm:

+ Câu hỏi nhiều lựa chọn (chọn 1 hoặc chọn nhiều đáp án),

+ Câu hỏi đúng/sai,

+ Câu hỏi dạng ghép cặp,

+ Câu hỏi điền khuyết,

+ Câu hỏi ngắn

Có thể nói hình thức kiểm tra này cơ bản đã khắc phục một số nhược điểm còn mắc phải ở hình thức "trắc nghiệm khách quan" thông thường và sinh viên có thể biết kết quả bài làm ngay sau khi kết thúc buổi kiểm tra. Đây có thể là một tin vui cho rất nhiều bạn sinh viên vì sẽ không còn phải chờ đợi lâu để biết được kết quả của mình.

Trong tương lai có thể hình thức kiểm tra này sẽ được tiếp tục hoàn thiện để trở thành một hình thức kiểm tra đảm bảo công bằng, nhanh chóng và phù hợp nhất đối với trường Đại Học Y Dược Cần Thơ nói riêng và giáo dục đại học nói chung.

Sau đây là một số hình ảnh từ buổi kiểm tra kết thúc môn học Chữa răng - Nội nha của sinh viên Răng Hàm Mặt năm thứ V

Sinh viên ngồi chờ tại khu vực chuẩn bị



Sinh viên tập trung làm bài


Theo nhận xét của một số bạn sinh viên sau khi tham gia buổi kiểm tra theo hình thức mới này thì đây là một hình thức hay, đảm bảo tính công bằng vì đề thi chia làm nhiều phần khác nhau, phân bố ở các vị trí khác nhau trong từng trạm thi và việc giám sát nghiêm túc nên không có hiện tượng trao đổi, và một điều làm các bạn rất thích thú đó chính là việc các bạn được biết ngay kết quả bài làm vào cuối buổi.
Tổng hợp: SBSden
Tài liệu tham khảo:
http://giaovienta.vn
http://ctump.edu.vn
Ảnh: BS BN

Chữ ký của Hai Lúa

Về Đầu Trang Go down

Thi và kiểm tra ...

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ :: GIẢI TRÍ :: TIN TỨC -