DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Một tập thể năng động, đoàn kết và vững mạnh!
 
Trang ChínhLatest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ::
  • DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35
QUẢNG CÁO

Share |

Mười câu hỏi người thầy cần tự hỏi trước khi dạy học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

Hai Lúa
Administrator

Hai Lúa


Huy chương cấp bậc: Administrator
Tổng số bài gửi : 860
Points : 2701
Join date : 25/02/2011
Age : 33
Đến từ : Việt Nam

Liên hệ
Mười câu hỏi người thầy cần tự hỏi trước khi dạy học Empty


Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay.Nghị quyết Đại hội đại biểu lần IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Sau đây là bài viết của ThS.BS Hồ Thi Tuyết về vấn đề này:

Mười câu hỏi người thầy cần tự hỏi trước khi dạy học

ThS Hồ Thị Tuyết

BM Huyết học-ĐHYD CầnThơ




Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay.

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”.

Việc dạy học của chúng ta hiện nay cũng có những đổi mới nhưng chưa đi vào thực chất, có chiều sâu, phương pháp “Thầy nói, trò chép”, truyền thống theo lối truyền thụ một chiều đã ăn sâu vào tiềm thức của đội ngũ giảng viên, như một quán tính, một thói quen khó sửa.

Bên cạnh đó, Thầy, Cô chỉ chú ý đến việc cung cấp cho người học về khối lượng kiến thức nên dẫn đến cách dạy và học nhồi nhét thụ động, ít quan tâm đến cảm nhận, suy nghĩ, không bồi dưỡng được những năng lực độc lập, chủ động sáng tạo, biết tìm tòi những tri thức mới của người học. Đó là những năng lực rất cần thiết trong một nền kinh tế trí thức và xã hội tri thức.

Để nâng cao chất lượng dạy học, trong từng bài giảng người Thầy cần phải đặt câu mười hỏi sau:



NĂM CÂU HỎI DÀNH CHO BÀI GIẢNG

1. Khả năng, lĩnh vực ứng dụng thực tế của bài giảng.

2. Những phần nào cần dạy (phần nào người học tự nghiên cứu)

3. Sử dụng phương pháp giảng dạy nào để chuyển tải thông tin tốt nhất?

4. Sử dụng vật liệu dạy học nào để minh họa cho bài học?

5. Đánh giá hiệu quả dạy học bằng hình thức gì cho phù hợp? (PP đánh giá có phát huy khả năng sáng tạo, ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, thực nghiệm ứng dụng).



NĂM CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI HỌC

1. Người học cần học những gì?

2. Học như thế nào?

3. Làm thế nào người học học một cách tốt nhất?

4. Làm thế nào người học có thể phát triển các kỹ năng cần thiết liên quan đến bài giảng để tiếp tục học tập trong suốt sự nghiệp của mình, nắm bắt được các tiến bộ về y học và tự cung cấp thông tin mới một cách liên tục?

5. Làm thế nào người học có thể áp dụng những kiến thức, thái độ và kỹ năng đã được học từ bài giảng để giải quyết vấn đề về chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện và tại cộng đồng với tư cách là một nhân viên y tế?

Việc đặt ra “mười câu hỏi” trên giúp cho công tác dạy và học là nhằm mục đích giải quyết vấn đề, đề ra được những biện pháp xử lý, học viên có trách nhiệm phải đi vào hành động, không được nói suông và phải lôi kéo được người học cùng hành động theo. Phân tích những vấn đề, tình huống có thật và cụ thể diễn ra trên người bệnh, môi trường có liên quan đến người bệnh rồi đề ra những biện pháp xử lý nhằm gắn được học với hành, gắn được nhà trường với xã hội. Phương pháp này đòi hỏi cả thầy và trò phải học tập không ngừng vì tình huống biến động qua không gian và thời gian, tình huống cũng luôn luôn biến đổi. Đồng thời, người thầy phải có kiến thức rộng, giỏi cả về lý thuyết và thực hành, đòi hỏi cả thầy và trò phải cập nhật thông tin, không ngừng tự học.

Ngoài ra, mười câu hỏi trên còn giúp nâng cao chất lượng cho người học. Phát huy được óc tư duy phê phán, óc tư duy sáng tạo của người học, lớp học luôn sôi động bởi những cuộc tranh luận để tìm ra phương pháp tối ưu xử lý vấn đề. Từ đó khuyến khích người học chủ động học tập, tự học, tra cứu thêm tài liệu thì mới có thể xử lý đúng đắn được vấn đề, tình huống cần được áp dụng.

Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học cũng là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục lối truyền thụ một chiều. Phải kiên quyết loại bỏ hình thức kiểm tra, thi theo kiểu “học gì thi nấy”, sao chép lại mớ kiến thức đã được ghi chép, tiếp thu một cách thụ động. Đánh giá kết quả học tập phải đánh giá cả quá trình học tập của người học, bao gồm cả tinh thần, thái độ học tập, kết hợp đánh giá sự đóng góp của người học qua các buổi seminar, thảo luận, bài kiểm tra thường kỳ, giữa kỳ, các bài thực hành, thực nghiệm…phải có sự thống nhất chấm điểm người học ở nỗ lực, khả năng vươn lên, tư duy, hiểu bài của người học chứ không phải ở mức học thuộc lòng bài. Bài thi kết thúc học phần chỉ nên chiếm một tỉ lệ khoảng trên dưới 40% số điểm kiểm tra học phần đó.

Đề thi phải giúp đánh giá tính sáng tạo trong khi làm bài, thể hiện sự hiểu bài, vận động tư duy của người học. Bên cạnh đó, phải nhất thiết cải tiến các hình thức thi: tăng cường thi thực hành tại giường bệnh, thi chạy trạm, thi thông qua các buổi trình bệnh án… Tạo thói quen tự học, tự nghiên cứu sẽ giúp người học từ bỏ tư tưởng ỷ lại vào những “món ăn sẵn” do giảng viên cung cấp và tránh được tình trạng không nghiêm túc trong thi cử.

Thế kỷ XXI, thế kỷ của bùng nổ công nghệ thông tin, những tiến bộ về y học không ngừng đổi mới và cập nhật liên tục, số lượng học sinh, sinh viên trong các trường Y gia tăng hàng năm. Đáp ứng với những thay đổi nói trên, đào tạo học sinh theo phương pháp giảng dạy truyền thống lấy thầy làm trung tâm không còn phù hợp, vì người thầy không đủ thời gian để truyền thụ hết kiến thức cho học sinh và nếu có thì khi tốt nghiệp, những kiến thức này đã trở nên lạc hậu hoặc không còn ứng dụng được nữa do sự tiến bộ của y học hiện đại. Hy vọng mười câu hỏi trên sẽ giúp quý Thầy Cô nâng cao chất lượng bài giảng của mình./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Phúc - Nguyễn Anh Tuấn: Giảng dạy bằng phương pháp học tích cực

http://soyte.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwMLdwsDA09_LxcjF38fAwNfU_2CbEdFAMTd4DQ!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/soyte/soyte/thongtinquyhoach/daotao/giangdaytichcuc

2.Nguyễn Thị Trang –tham luận dạy học tích cực, www.tgu.edu.vn/images/nckh_htkh/dmppdh/ntttrang.pdf

Tác giả bài viết: ThS.BS Hồ Thị Tuyết

Chữ ký của Hai Lúa

Về Đầu Trang Go down

Mười câu hỏi người thầy cần tự hỏi trước khi dạy học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ :: GIẢI TRÍ :: TIN TỨC -