DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Một tập thể năng động, đoàn kết và vững mạnh!
 
Trang ChínhLatest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ::
  • DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35
QUẢNG CÁO

Share |

CÂU HỎI BÀI: BƯỚU GIÁP

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

Hai Lúa
Administrator

Hai Lúa


Huy chương cấp bậc: Administrator
Tổng số bài gửi : 860
Points : 2701
Join date : 25/02/2011
Age : 32
Đến từ : Việt Nam

Liên hệ
CÂU HỎI BÀI: BƯỚU GIÁP Empty


BƯỚU GIÁP ĐƠN



1. Bướu cổ dịch tể được xác định khi số bệnh nhân bị bướu cổ trong quần thể dân chúng là:
A. >=20%
B. 20%
C. 10%
@D. >=10%
E. 15%

2. Bướu cổ rải rác là sự phì đại tổ chức tuyến giáp có tính chất lành tính và:
A. To toàn bộ tuyến giáp, không có tính chất viêm
B. To từng phần tuyến giáp, không có triệu chứng suy hay cường giáp.
C. Có tính chất địa phương
D. Các yếu tố gây bệnh ảnh hưởng đến 10% trong quần thể chung.
@E. Câu A, B đúng

3. Vùng nào sau đây thiếu iode:
@A. Vùng có biên độ thấp, xa đại dương.
B. Vùng ven thành phố.
C. Vùng núi lửa.
D. Vùng biển.
E. Không câu nào đúng.
4. Bướu cổ dịch tể:
A. Do nhu cầu thyroxin thấp.
@B. Do thiếu iode.
C. Do dùng chất kháng giáp.
D. Do dùng iode quá nhiều.
E. Do rối loạn tổng hợp thyroxin
5. Triệu chứng cơ năng nào sau đây là điển hình của bướu giáp dịch tể:
A. Lãnh cảm, chậm phát triển.
B. Ít nói, giảm tập trung.
C. Kém phát triển về thể chất.
@D. Đần độn, chậm phát triển.
E. Không câu nào đúng.
6. Triệu chứng cơ năng của bướu giáp đơn là:
A. Sợ lạnh.
B. Hồi hộp.
C. Gầy.
@D. Không có triệu chứng đặc hiệu.
E. Đần độn.
7. Các hình thái bướu giáp đơn là:
A. Bướu mạch, lan tỏa.
@B. Bướu lan tỏa, hoặc hòn.
C. Bướu xâm lấn, dạng keo.
D. Bướu hòn, dính vào da.
E. Bướu nhiều hòn, có tiếng thổi tại hòn.
8. Trong bướu giáp đơn, chọn kết quả xét nghiệm nào sau đây là đúng:
A. T3 cao, T4 bình thường.
B. TSH cực nhạy cao.
C. Độ tập trung iode thấp.
D. Chụp nhấp nháy tuyến giáp có hình bàn cờ.
@E. Độ tập trung iode có thể cao.
9. Trong bướu giáp dịch tể:
A. Nồng độ iode vô cơ cao, TSH cực nhạy bình thường.
B. T3, T4 cao, TSH cực nhạy bình thường.
@C. Nồng độ iode niệu thấp, T4 bình thường.
D. Iode máu thấp, TSH cực nhạy thấp.
E. Nồng độ iode niệu thấp, iode tuyến giáp cao..
10. Đối với bướu cổ dịch tể, để đánh giá sự trầm trọng của thiếu hụt iode, cần xét nghiệm nào sau đây:
@A. Tính tỉ lệ iode niệu/créatinine niệu
B. Tính tỉ lệ iode niệu/iode máu.
C. Tính tỉ lệ iode niệu/créatinine máu
D. Đo iode niệu/giờ.
E. Không câu nào đúng
11. Mức độ thiếu iode niệu, hãy chọn câu đúng:
@A. Mức độ nhẹ: 50 - 100(g/ngày
B. Mức độ trung bình: 35 - 49 (g/ngày
C. Mức độ nặng < 35(g/ngày
D. Câu B và C đúng
E. Tất cả đều đúng
12. Kích thước bình thường của mỗi thùy tuyến giáp như sau:
@A. Cao 2,5-4 cm, rộng 1,5-2 cm, dày 1-1,5
B. Cao 1,5-2 cm, rộng 2,5-3 cm, dày 2-2,5
C. Cao 2,5-4 cm, rộng 2,5-4 cm, dày 1-1,5
D. Cao 1,5-2 cm, rộng 1,5-2 cm, dày 1-1,5
E. Không câu nào đúng.
13. Bướu giáp được xem là lớn khi mỗi thuỳ bên của tuyến giáp có chiều cao bằng:
A. Đốt thứ nhất của ngón tay cái của người khám
B. Đốt thứ nhất của ngón trỏ bệnh nhân
@C. Đốt thứ nhất của ngón tay cái của bệnh nhân
D. Đốt thứ nhất ngón trỏ của người khám
E. Không câu nào đúng
14. Biến chứng xuất huyết trong bướu thường có biểu hiện sau:
A. Bướu to và cứng.và đỏ
B. Bướu to nhanh đau và nóng
C. Có thể có dấu chèn ép
D. Bướu có nhiều điểm xuất huyết tại chổ
@E. Câu B và C đúng
15. Iode- Basedow là do:
A. Dùng cordarone trong điều trị loạn nhịp..
B. Dùng thyroxine kéo dài
C. Điều trị thay thế iode quá nhiều trong bướu giáp dịch tể
D. Tất cả đều đúng
@E. Câu A và C đúng
16. Điều trị bướu giáp dịch tể chủ yếu:
A. Thyroxin 200-300mg/ngày.
B. Triiodothyronin 25mg/ngày.
@C. Iode 1mg/ngày.
D. Thyroxin 100-200mg/ngày.
E. Iodur kali 20-25mg/ngày.
17. Thời gian điều trị bướu giáp dịch tể tối thiểu là:
A. 20 ngày
B. 4 tuần
@C. 6 tháng
D. 4 tháng
E. Tất cả đều sai.
18. Một số nguyên tắc khi điều trị hormone giáp ở bệnh nhân già:
A. Liều khởi đầu 100 g/ngày.
B. Liều khởi đầu 50 mg/ngày
@C. Liều khởi đầu 50 g/ngày
D. Liều cao khởi đầu, rồi giảm liều dần
E. Câu A và D đúng
19. Sau khi phẩu thuật, phải thường xuyên kiểm tra:
A. Mạch nhiệt HA.
B. Siêu âm tuyến giáp.
C. Chụp nhấp nháy ghi hình tuyến giáp
@D. FT3, FT4, TSH cực nhạy.
E. CTM
20. Loại thuốc nào sau đây thuộc T3:
A. Levothyroxine.
B. Levothyrox
@C. Liothyronine.
D. Levothyroxine
E. L-Thyroxine.
21. Thyroxin có tác dụng nữa đời là:
A. Nữa ngày.
B. Một ngày.
@C. Một tuần.
D. Một tháng.
E. Nữa tháng.
22. TSH ở mức bình thường-thấp trong quá trình điều trị hormone giáp ở bệnh nhân bướu giáp đơn, thì xử trí như sau:
A. Tăng liều thuốc.
B. Giảm 1/3 liều điều trị.
C. Giảm nữa liều điều trị
@D. Ngưng điều trị.
E. Tiếp tục điều trị liều như củ.
23. Câu nào sau đây là không đúng:
A. Levothyrox có 1/2 đời là 7 ngày.
B. Thyroxine hấp thu tốt qua ruột.
C. L. Thyroxine nên dùng buổi sáng
D. Levothyrox là tên thị trường của Thyroxin.
@E. T3 dùng buổi tối là tốt.
24. Đặc tính nào sau đây của Triiodothyronine là đúng:
A. Hormone giáp, viên 50 g.
B. Được ưa chuộng vì hấp thu nhanh, 1/2 đời ngắn.
C. Hiệu quả tốt như Liothyronine.
D. Viên 75 g.
@E. Có hiệu quả thoáng qua
25. Nguyên tắc cho thuốc hormone giáp:
A. Ở người trẻ, liều bắt đầu 100 g/ngày.
B. Ở người trẻ, liều bắt đầu 50 g/ngày.
@C. Ở người lớn tuổi, liều thấp và tăng liều dần
D. Theo dõi biến chứng suy giáp.
E. Theo dõi siêu âm tim
26. Dầu Lipiodol:
A. Hấp thụ nhanh.
B. 1ml chứa 580mg iode.
C. Liều duy nhất bằng 2ml
D. Dự phòng trong 3-5 năm.
@E. 1ml chứa 480mg iode
27. Lugol:
A. Trong 1 giọt Lugol chứa 60mg iode
B. Gồm 5g I2 + 10g IK trong 100ml
C. Thời gian tác dụng ngắn hơn so với loại dầu iode.
D. Cho một lần buổi sáng.
@E. Câu B, C đúng
28. Iode cần thiết cho cơ thể vì:
A. Phụ trách sự phát dục cơ thể.
B. Làm chậm sự chuyển hóa tế bào.
C. Cải thiện các bệnh tâm thần.
D. Phát triển não bộ trong những tháng đầu thai kỳ.
@E. Thành phần chủ yếu tạo hormone giáp.
29. Iode trộn trong muối cung cấp hàng ngày chừng:
@A. 150-300 g/ngày
B. 125-150 mg ở người lớn.
C. 35 mg 6-12 tháng tuổi.
D. 60-100 mg >11 tuổi.
Không câu nào đúng
30. Sự cung cấp iode trong điều trị dự phòng được đánh giá tốt, khi nồng độ iode trong nước tiểu trung bình từ :
A. 0,3-0,5 mg iode/L
B. 0,1-0,2gr iode/L
@C. 100-200g iode/L
D. 150-300 g iode/L
E. 100-200mg iode/L
31. Bướu giáp dich tể có thể gặp ở vùng đất trủng xa đại dương.
@A.Đúng
B. Sai
32. Triệu chứng lâm sàng của bướu giáp dịch tể có thể là chậm phát triển tinh thần và thể chất
@A.Đúng
B. Sai
33. Bướu giáp đơn thuần có thể có độ tập trung iode cao.
@A.Đúng
B. Sai
34. Triiodothyronine là thuốc được chọn lựa ưu tiên trong điều trị bướu giáp đơn thể đơn thuần
A.Đúng
@B. Sai
35. Bướu giáp đa nhân lành tính đáp ứng điều trị bằng iode tốt hơn bướu giáp toàn thể.
A.Đúng
@B. Sai
36. Dầu iode (Lipiodol), 1ml tiêm bắp, dự phòng bướu cổ và chứng đần địa phương trong 3 - 5 năm.
A.Đúng
@B. Sai


Chữ ký của Hai Lúa

Về Đầu Trang Go down

CÂU HỎI BÀI: BƯỚU GIÁP

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ :: NGÂN HÀNG ĐỀ THI VÀ ÔN TẬP :: NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP -