DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Một tập thể năng động, đoàn kết và vững mạnh!
 
Trang ChínhLatest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ::
  • DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35
QUẢNG CÁO

Share |

CÂU HỎI BÀI: ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

Hai Lúa
Administrator

Hai Lúa


Huy chương cấp bậc: Administrator
Tổng số bài gửi : 860
Points : 2701
Join date : 25/02/2011
Age : 32
Đến từ : Việt Nam

Liên hệ
CÂU HỎI BÀI: ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Empty



ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1. Định nghĩa đái tháo đường là:
A. Một nhóm bệnh nội tiết.
B. Một nhóm bệnh chuyển hoá với đặc trưng tăng glucose niệu.
@C. Một nhóm bệnh chuyển hoá với đặc trưng tăng glucose huyết.
D. Bệnh tăng glucose cấp tính.
E. Bệnh cường tuỵ tạng.

2. Trị số nào sau đây phù hợp bệnh Đái tháo đường:
A. Đường huyết đói > 1g/l
@B. Đường huyết huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ( 11,1mmol/l.
C. Đường huyết mao mạch > 7mmol/l.
D. Đường niệu dương tính.
E. HBA1C > 6%.

3. Với glucose huyết tương 2giờ sau ngiệm pháp dung nạp glucose, trị số nào sau đây phù hợp giảm dung nạp glucose:
A. >11,1mmol/l.
B. <11,1mmol/l.
C. =11,1mmol/l.
@D. Từ 7,8 đến <11,1mmol/l.
E. Tất cả các trị số trên đều sai.

4. Rối loạn glucose lúc đói khi glucose huyết tương lúc đói:
A. 7mmol/l
B. 11,1 mmol/l.
@C. Từ 6,1 đến dưới 7mmol/l.
D. 7,8mmol/l.
E. 6,7mmol/l

5. Tỷ lệ Đái tháo đường ở Huế năm 1992 là:
A. 1,1%
@B. 0,96%.
C. 2,52%.
D. 5%.
E. 10%

6. Ở Đái tháo đường typ 1:
A. Khởi phát < 40 tuổi.
B. Khởi bệnh rầm rộ.
C. Insulin máu rất thấp.
D. Có kháng thể kháng đảo tụy.
@E. Tất cả ý trên đúng.

7. Ở Đái tháo đường typ 2:
@A. Đáp ứng điều trị Sulfamide.
B. Thường có toan ceton.
C. Tiết Insulin giảm rất nhiều.
D. Glucagon máu tăng.
E. Uống nhiều rõ.

8. Béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh:
A. Đái tháo đường typ 1.
@B. Đái tháo đường typ 2.
C. Đái tháo đường liên hệ suy dinh dưỡng.
D. Đái tháo đường tự miễn.
E. Đái tháo nhạt.

9. Với Đái tháo đường thai nghén, sau sinh:
A. Luôn luôn khỏi hẳn.
B. Luôn luôn bị bệnh vĩnh viễn.
C. Giảm dung nạp glucose lâu dài.
D. Thường tử vong.
@E. Có thể bình thường trở lại hoặc vẫn tồn tại Đái tháo đường.

10. LADA là đái tháo đường:
A. Thai nghén.
B. Tuổi trẻ.
C. Tuổi già.
@D. Typ 1 tự miễn xảy ra ở người già.
E. Tất cả các ý trên đều sai.

11. MODY là đái tháo đường:
A. Typ 1.
B. LADA.
C. Thai nghén.
@D. Typ 2 xảy ra ở người trẻ.
E. Suy dinh dưỡng.

12. Biến chứng cấp ở bệnh nhân đái tháo đường:
A. Hạ đường huyết.
B. Toan ceton.
C. Quá ưu trương.
D. Toan acid lactic.
@E Tất cả các ý trên đều đúng.

13. Hôn mê hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường do:
@A. Dùng thuốc quá liều.
B. Kiêng rượu đột ngột.
C. Gặp nóng.
D. Rất hiếm gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.
E. Tất cả các ý trên đều sai.

14. Hôn mê nhiễm toan ceton:
A. Do thiếu insulin trầm trọng.
B. Chủ yếu ở Typ 1.
C. Có glucose huyết tăng.
D. Ceton niệu dương tính.
@E. Tất cả các ý trên đều đúng.

15. Nhiễm trùng ở bệnh nhân Đái tháo đường:
A. Hiếm.
B. Rất hiếm khi bị lao.
C. Không bao giờ gặp nhiễm trùng do vi khuẩn sinh mũ.
@D. Muốn chữa lành, bên cạnh kháng sinh cần cân bằng glucose thật tốt.
E. Tất cả các ý trên sai.

16. Tổn thương mạch máu trong đái tháo đường:
@A. Là biến chứng chuyển hoá.
B. Không gây tăng huyết áp.
C. Không gây suy vành.
D. Là biến chứng cấp tính.
E. Tất cả các ý trên đều sai.

17. Kimmenstiel Wilson là biến chưng của Đái tháo đường trên:
A. Phổi.
@B. Thận.
C. Tim.
D. Gan.
E. Sinh dục.

18. Tổn thương thần kinh thực vật trong đái tháo đường gây:
A. Tăng huyết áp tư thế.
@B. Sụt huyết áp tư thế.
C.Tăng nhu động dạ dày.
D. Yếu cơ.
E.Không ảnh hưởng hoạt động giới tính.

19. Yêu cầu điều trị với glucose huyết lúc đói:
@A. 80-120mg/dl.
B. 120-160mg/dl.
C. 160-200mg/dl.
D. <80mg/dl.
E. > 200mg/dl.

20. Vận động, thể dục hợp lý ở đái tháo đường giúp:
A. Giảm tác dụng của insulin.
@B Cải thiện tác dụng của insulin.
C.Tăng glucose huyết lúc đói.
D. Tăng HbA1C.
E. Giảm fructosamin.

21. Trong điều trị Đái tháo đường, để duy trì thể trọng cần cho tiết thực:
A. 10 Kcalo/Kg/ngày.
B. 20 Kcalo/Kg/ngày.
@C. 30 Kcalo/Kg/ngày.
D. 40 Kcalo/Kg/ngày.
E. 50 Kcalo/Kg/ngày.

22. Với tiết thực cho bệnh nhân Đái tháo đường, đối vời glucide nên cho:
@A. Đường đa (tinh bột).
B. Đường đơn.
C. Đường hấp thu nhanh.
D. Đường hóa học.
E. Tất cả ý trên sai.

23. Insulin nhanh tác dụng sau:
@A. 15-30 phút.
B. 1 giờ.
C. 1giờ 30 phút.
D. 2 giờ.
E. 3 giờ.

24. Biguanide tác dụng làm hạ glucose qua cơ chế.
A. Kích thích tụy.
B. Ức chế glucagon.
C. Ức chế adrenalin.
D. Ức chế corticoide.
@E. Làm tăng cường tác dụng của insulin tại các mô ngoại biên.

25. Gliclazide là thuóc làm hạ glucose huyết với đặc điểm:
A. Thuốc nhóm sulfonylurease.
B. Kích thích tụy tiết Insulin nội sinh.
C. Không gây tai biến hạ đường huyết.
D. Đáp ứng tốt đối với typ 1.
@E. Các câu A, B đúng.

26. Chống chỉ định sulfamid hạ đường huyết:
A. Hạû đường huyết.
B. Suy thận.
C. Dị ứng với thuốc.
D. Giảm bạch cầu.
@E. Tất cả các ý trên đều đúng.

27. Chỉ định sulfamid hạ đường huyết đói với đái tháo đường::
A. Typ 1.
@B. Typ 2 có thể trọng bình thường.
C. Thai nghén.
D. Typ Z.
E. Typ J

28. Thuốc Rosiglitazone:
A. Làm tăng glucose huyết.
B. Làm tăng HbA1C.
C. Làm tăng Cholesterol.
@D. Tăng cường tác dụng của insulin tại các mô.
E. Ức chế hấp thu glucose ở ruột.

29. HbA1C giúp đánh giá sự kiểm soát glucose huyết:
@A. Tổng quát 2-3 tháng.
B. Cách 2 tháng.
C. Cách 2 tuần.
D. Khi có bệnh về máu.
E. Trong bối cảnh thiếu máu.

30. Glucose niệu.
A. Có giá trị cao để theo dõi điều trị.
@B. Ít giá trị trong theo dõi điều trị đái tháo đường.
C. Không có giá trị khi tiểu ít.
D. Có giá trị khi tiểu nhiều.
E. Tất cả các ý trên đều sai.

31. Bệnh Đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi có tiểu nhiều, uống nhiều, sút cân và xuất hiên glucose niệu.
A. Đúng
@B. Sai

32. Về biến chứng mãn tính, Bệnh Đái tháo đường chỉ gây tổn thương trên hệ tim mạch.
A. Đúng
@B. Sai

33. Tiết thực, vận động và thuốc là 3 vấn đề quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường.
@A. Đúng
B. Sai

34. Thể LADA (Latent autoimmune diabetes of the adult): ĐTĐ tự miễn tiềm tàng ở người lớn tức là ĐTĐ typ . . . . . . (tự miễn) xảy ra ở người trưởng thành. ( 1)

35. Biến chứng cấp trong bệnh đái tháo đường gồm: Các loại hôn mê: Hạ đường huyết, . . . . . . . . . .. . . . ., quá ưu trương, toan acid lactic. (toan ceton)

36. HbA1C: giúp đánh giá sự kiểm soát glucose huyết tổng quát . . . . . . . . . tháng vừa qua. Nên làm xét nghiệm này mỗi 3 tháng. (2-3)


Chữ ký của Hai Lúa

Về Đầu Trang Go down

CÂU HỎI BÀI: ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ :: NGÂN HÀNG ĐỀ THI VÀ ÔN TẬP :: NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP -