DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Một tập thể năng động, đoàn kết và vững mạnh!
 
Trang ChínhLatest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ::
  • DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35
QUẢNG CÁO

Share |

Điện tâm đồ (Electrocardiogram)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

Hai Lúa
Administrator

Hai Lúa


Huy chương cấp bậc: Administrator
Tổng số bài gửi : 860
Points : 2701
Join date : 25/02/2011
Age : 33
Đến từ : Việt Nam

Liên hệ
Điện tâm đồ (Electrocardiogram) Empty


Điện tâm đồ (tiếng Anh: Electrocardiogram) là đồ thị ghi những thay đổi của dòng điện trong tim. Quả tim co bóp theo nhịp được điều khiển của một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Những dòng điện tuy rất nhỏ, khoảng 1 phần nghìn volt, nhưng có thể dò thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực bệnh nhân và chuyển đến máy ghi. Máy ghi điện khuếch đại lên và ghi lại trên điện tâm đồ. Điện tâm đồ được sử dụng trong y học để phát hiện các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim v.v...

1. Lịch sử
- 1887 - Augustus D. Waller (St Mary's Medical School, London) trình bày ECG đầu tiên trên người của Thomas Goswell, một người làm việc trong phòng thử nghiệm.
- 1893 - Willem Einthoven giới thiệu từ 'electrocardiogram' tại buổi họp của Hội Y Học Hà Lan. (nhưng sau đó ông sửa lại rằng Waller là người đầu tiên dùng chữ này).
- 1895 - Einthoven cải tiến dụng cụ và công thức ghi điện, ghi được 5 thay đổi điện trong một nhịp tim, ông ghép chữ cho 5 thay đổi này (P, Q, R, S, T, U).
2. Sơ lược về hệ thống điện tim
Tim người có 4 buồng để chứa và bơm máu. Hai phần nhỏ ở phía trên gọi là tâm nhĩ (vì trông giống lỗ tai). Hai phần dưới lớn hơn gọi là tâm thất. Máu theo tĩnh mạch từ cơ thể trở về tâm nhĩ phải, từ phổi trở về tâm nhĩ trái . Tâm nhĩ trái bóp bơm máu vào tâm thất trái, tâm nhĩ phải đưa máu vào tâm thất phải. Sau đó tâm thất phải bóp để bơm máu theo động mạch lên phổi và tâm thất trái bóp để bơm máu xuống cơ thể. Tim có khả năng hoạt động đều đặn và thứ tự như thế là nhờ một hệ thống các tế bào dẫn điện đặc biệt nằm trong cơ tim.

Trong tâm nhĩ bên phải có nút nhĩ thất (sinoatrial node) - gồm các tế bào có khả năng tự tạo xung điện (electric impulse). Xung điện này truyền ra các cơ chung quanh làm co bóp hai tâm nhĩ (tạo nên sóng P trên Điện Tâm đồ). Sau có dòng điện tiếp tục truyền theo 1 chuỗi tế bào đặc biệt tới nút nhĩ thất (atrioventricular node) nằm gần vách liên thất rồi theo chuỗi tế bào sợi Purkinje chạy dọc vách liên thất lan vào các cơ chung quanh (loạt sóng QRS) làm hai thất này co bóp. Sau đó xung điện giảm đi, tâm thất giãn ra (tạo nên sóng T).
3. Áp dụng y học
Điện tâm đồ được sử dụng trong nhiều trường hợp y học:
* Chẩn đoán nhồi máu cơ tim khi cơ tim bị thiếu máu và dưỡng khí, khả năng chuyển điện của cơ sẽ thay đổi. Sự thay đổi này có thể ghi nhận được trên điện tâm đồ.
* Chẩn đoán và theo dõi rối loạn nhịp tim nhịp tim đập do một hệ thống điện rất tinh vi điều hành. Khi có rối loạn trong các đường dẫn điện, hệ thống thay đổi làm loạn nhịp.
* Chẩn đoán các chứng tim lớn khi tim lớn vì cơ tim dày lên hay mỏng đi và dòng điện đi qua sẽ thay đổi theo.
* Chẩn đoán một số thay đổi sinh hóa máu vì điện tim là do sự di chuyển của các ion như natri, kali, calcium, v.v ... . Khi có thay đổi lớn trong nồng độ các chất này, điện tâm đồ có khả năng thay đổi.
* Chẩn đoán một số ngộ độc thuốc Thuốc digoxin làm thay đổi đoạn ST của mọi cực. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm dài đoạn QT.
4. Ghi điện tim
Ghi điện tim là kỹ thuật ghi lại các hoạt động điện của tim trên một băng giấy chuyển động liên tục trong thời gian đó. Kết quả ghi được gọi là điện tâm đồ, được thực hiện với sự hỗ trợ của một máy ghi, các dây dẫn và một số điện cực. Các điện cực này đặt trên da thành ngực và các cổ tay, cổ chân. Căn cứ vào các thay đổi đặc trưng ghi trên biểu đồ, bác sỹ có thể phát hiện được các thay đổi của nhịp tim, triệu chứng loạn nhịp tim, cơ tim bị tổn thương (do thiếu máu, nhồi máu...), cơ tim phì đại, dòng điện dẫn truyền có trở ngại...
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Chữ ký của Hai Lúa

Về Đầu Trang Go down

Điện tâm đồ (Electrocardiogram)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ :: CẬN LÂM SÀNG :: ĐIỆN TIM -