DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Một tập thể năng động, đoàn kết và vững mạnh!
 
Trang ChínhLatest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ::
  • DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35
QUẢNG CÁO

Share |

Chuyện kể về Giáo sư Tôn Thất Tùng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

Hai Lúa
Administrator

Hai Lúa


Huy chương cấp bậc: Administrator
Tổng số bài gửi : 860
Points : 2701
Join date : 25/02/2011
Age : 32
Đến từ : Việt Nam

Liên hệ
Chuyện kể về Giáo sư Tôn Thất Tùng Empty



GS Tôn Thất Tùng kể trong hồi ký: “ Cường độ lao động thật là cao nhưng tôi còn trẻ, có sức khỏe (Tôi còn là đội trường đội bóng đá nổi tiếng của trường Y) lại có chí, kiên quyết học đến nơi đến chốn… có thể nói người thầy thuốc tốt nhất của tôi là những y tá ở Phú Doãn và các bệnh nhân ở đây.

Tại bệnh viện Việt Đức bây giờ

Lúc đó còn là Khoa Ngoại của trường Đại học Y khoa Hà Nội, năm 1938 bác sĩ Tôn Thất Tùng chính thức làm việc ở đây với cương vị bác sĩ nội trú.

Công việc thật nặng nề, vất vả. Hàng ngày, buổi sáng ngày từ 7 giờ đi thăm người bệnh của ba phòng. Mười giờ lên phụ mổ, có khi không kịp ăn trưa, phải đi ngay xuống nhà mổ xác, trước viện Pasteur, để làm nhiệm vụ phụ đạo về phẫu tích và mổ xẻ thực hành trên xác. Xong việc, về ngay bệnh viện, xem lại các ca mổ buổi sáng. Tối đến về phòng nằm trực, chờ các ngoại trú đến gọi về các ca cấp cứu.

Ông kể trong hồi ký :“Cường độ lao động thật là cao nhưng tôi còn trẻ, có sức khỏe ( Tôi còn là đội trường đội bóng đá nổi tiếng của trường Y) lại có chí, kiên quyết học đến nơi đến chốn… có thể nói người thầy thuốc tốt nhất của tôi là những y tá ở Phú Doãn và các bệnh nhân ở đây”

Người bệnh đặc biệt

“Một hôm tôi được gọi gấp đến xem cho một lão đồng chí.

Bước vào phòng, tôi gặp một ông già gầy xanh nhưng có đôi mắt sáng. Đó là Bác Hồ kính yêu của chúng ta” Giáo sư Tùng nhớ lại, ông nhiều lần muốn hỏi bác có phải là Nguyễn Ái Quốc - cái tên mà ông đã quen biết từ khi còn học ở trường Bưởi - không? Nhưng rồi lăm le mãi mà không dám hỏi.

Thường sau khi tiêm thuốc cho Bác, Bác còn giữ bác sĩ Tùng lại hỏi chuyện gia đình. Biết bác sĩ đã có con trai đầu lòng, Bác nói : “Để tôi đặt tên cho nó. Tên chú có bộ mộc, nên đặt cho con chú tên Bách”

Cho đến năm 1968, một năm trước khi mất, trong một buổi họp, Bác vẫn còn hỏi bác sĩ Tùng về cháu Bách.

Xuất ngoại

Sáng ngày 19/12/1946, bác sĩ Tùng giở cuốn sổ tử vi, được lấy số từ bé, thấy ngay một câu mà ông rất thích, thường đọc đi đọc lại “thử niên xuất ngoại”. Ông hiểu theo lá số, sang năm ông sẽ ngao du ở nước ngoài. Tối hôm ấy, điện tắt lúc 7 giờ, sung bắt đầu nổ từ Chèm và Làng….

Giáo sư Tôn Thất Tùng ghi hồi ký với giọng điêu rất vui vẻ: Tôi “xuất ngoại” thật, tôi đã đi theo kháng chiến với gia đình có một đứa con mới đầy sáu tháng!

Thư bác

Ở Phú Thọ, bác sĩ Tùng nhận được thiếp của Bác Hồ, chữ đánh máy màu tím, với nội dung “Bác sĩ Tùng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Bộ trưởng Bộ y tế báo cáo: Chú làm việc rất hăng hái. Tôi rất vui lòng. Tổ quốc sẽ nhớ công con hiền cháu thảo. Thím và các cháu khỏe mạnh chứ? Tôi luôn bình an. Gửi chú và thím lời chào thân ái và quyết thắng”

Bác sĩ Tùng xúc động ghi lại: “Mấy lời vắn tắt mà muôn vàn ân cần. Tôi nghĩ: với sự quan tâm của Bác, việc gì tôi lại không làm?”

Ma Tùng

Tại làng Ải, ở Chiêm Hóa, bác sĩ Tùng cùng đồng nghiệp bắt đầu chữa bệnh và phẫu thuật. Một bé trai khoảng 10 tuổi, được ông bố chở mảng từ làng Hét đến. Ông bố kể, nó bị ma làm, tự nhiên không kể ngày đêm bất chợt nó lên cơn la hét, giãy giụa. Mời nhiều thầy cúng thầy mo đến trừ tà ma mà bệnh không chuyển, gia tài hầu như khánh kiệt. Đứa bé gày gò, da xanh nhớt. Đặc biệt nó nằm với tư thế lạ: gót chân trái quặt lại luôn tì vào tầng sinh môn ( vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục)

Bác sĩ Tùng quan sát rồi hỏi ông bố: “bé đi đái xong, có buốt không?” Thằng bé hình như cũng hiểu câu hỏi, nó bỗng giật mình vãi đái, tay vội nắm chặt lấy đầu “chim” la hét. Bác sĩ Tùng bảo anh em chuẩn bị để mổ sớm mà không cần X-Quang: Chắc chắn có hòn sỏi nằm ở bàng quang. Đi đái xong mới thấy buốt, cái đau tưởng như ở nơi quy đầu, nên tay đứa bé mới nắm chặt nơi ấy.

Khi nhà mổ vừa làm xong, đủ một không gian rộng, chú bé được cụ Thu, y tá lâu đời trong nghề gây mê, đặt trên chiếc bàn gỗ. Bác sĩ Tùng mở bàng quang lấy ra một hòn sỏi nặng gần 1kg, to như nắm đấm. Trong khi mổ, dân chúng trong làng và các làng gần đó chạy đến quanh nhà mổ, có nhiều người trèo lên cây to xung quanh để nhòm ngó…

Lại một người Hoa Kiều thường bán phở cho an hem, tự nhiên kêu đau bụng đã mấy ngày. Anh ta đau dạ dày dữ dội, cách một tuần thì đau dữ dội, sau rồi hơi đỡ. Khám bụng thấy chỗ cứng và đau, gõ vào có vẻ căng hơi. Bác sĩ Tùng đoán áp-xe dưới cơ hoành.

Trong kho có 2 lọ penicillin, quý hơn vàng. Bác sĩ Tùng dùng kim chọc dò, hút ra mủ thối, rồi tiêm một lọ kháng sinh vào đấy. Độ vài ngày sau, chú Tám hoa kiều lại mở hàng bánh phở.

Ở làng Ải, người ta sợ nhất là “ma gà” vì theo họ nó là thần thông quảng đại, biến hóa muôn hình. Sau đó đến ma “Tùng” vì đồng bào coi bác sĩ Tùng như một thầy phù thủy có nhiều phép lạ.

Người đọc sách

Dựa theo hồi ký của GS.BS Tôn Thất Tùng.

Chữ ký của Hai Lúa

Về Đầu Trang Go down

Chuyện kể về Giáo sư Tôn Thất Tùng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ :: GIẢI TRÍ :: TIN TỨC -