DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Một tập thể năng động, đoàn kết và vững mạnh!
 
Trang ChínhLatest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ::
  • DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35
QUẢNG CÁO

Share |

Ngoại cũ có đáp án

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

Hai Lúa
Administrator

Hai Lúa


Huy chương cấp bậc: Administrator
Tổng số bài gửi : 860
Points : 2701
Join date : 25/02/2011
Age : 32
Đến từ : Việt Nam

Liên hệ
Ngoại cũ có đáp án Empty



CÂU HỎI SỎI NIỆU
PHẦN 1:
1. Tỷ lệ sỏi niệu ở Hoa Kỳ là:
a. 5-10%
b. 10-15%
c. 20-35%
d. 30-35%
2. Nguyên nhân làm tăng nồng độ calci nước tiểu:
a. Suy giáp
b. Gãy xương lớn và bất động lâu ngày
c. Thiếu vitamin D
d. Cả 3 câu trên đều đúng
3. Lý thuyết hình thành sỏi đang được sử dụng hiện nay là:
a. Lý thuyết tạo nhân
b. Lý thuyết ức chế tinh thể
c. Thuyết Genome SLC26A6
d. Tất cả các thuyết trên
4. Biến chứng của sỏi thận là:
a. Ứ nước thượng nguồn
b. Nhiễm khuẩn
c. Phát sinh thêm sỏi khác
d. Phá hủy thận đã sinh ra sỏi
e. Tất cả các ý trên
5. Theo Guideline của hội niệu khoa Châu Âu, cận lâm sàng nào là tiêu chuẩn chẩn đoán cơn đau cấp tính vùng hông lưng:
a. KUB
b. UIV
c. MSCT
d. MRI
6. Nguyên tắc điều trị sỏi niệu:
a. Lấy hết sỏi
b. Phục hồi lưu thông sau khi lấy sỏi
c. Giải quyết các chỗ hẹp của niệu quản bằng tạo hình
d. Phải đảm bảo tất cả các nguyên tắc trên
7. Chọn câu sai. Một số thành tựu mới trong điều trị sỏi niệu là:
a. ESWL
b. Lấy sỏi qua da
c. Lấy sỏi nội soi hông lưng
d. Mổ hở
8. Phương pháp điều trị được lựa chọn cho bệnh nhân sỏi struvite là :
a. Điều trị nhiễm trùng tiểu
b. Can thiệp bằng PCNL
c. Áp dụng cả a và b
d. Cả a và b đều sai
9. Thợ máy, đầu bếp là những nghề có tỷ lệ sỏi niệu cao hơn các ngành khác vì :
a. Độ tuổi trung bình của những người làm nghề nghiệp này cao
b. Do hầu hết công nhân là nam
c. Do sắc tộc của nhóm nghề này hầu hết là Mỹ da trắng
d. Do môi trường làm việc có nhiệt độ cao
10. Dùng nhiều vitamin D tăng nguy cơ sỏi niệu. Nguyên nhân là:
a. Tăng nồng độ phosphat
b. Tăng nồng độ canxi
c. Tăng nồng độ oxalat
d. Giảm acid uric
11. Hypocitraturia là tình trạng giảm nồng độ citrate trong nước tiểu. Các bệnh nhân mắc rối loạn này được xem là có nguy cơ mắc sỏi niệu. Các tác giả đã dựa vào thuyết nào để giải thích cho mối liên quan trên:
a. Lý thuyết tạo nhân
b. Lý thuyết ức chế tinh thể

c. Lý thuyết genome SLC26A6
d. Cả 3 lý thuyết đều không thể giải thích được
12. Abcess thận do sỏi niệu thuộc giai đoạn nào:
a. Giai đoạn chống đối
b. Giai đoạn giãn nở
c. Giai đoạn biến chứng
d. Không thuộc vào bất kỳ giai đoạn nào
13. Xét nghiệm nào giúp đánh giá mức độ ứ nước của thận:
a. MSCT, UIV, siêu âm
b. MSCT, UIV, soi bàng quang- niệu quản
c. MSCT, soi bàng quang, KUB
d. UIV, siêu âm, KUB
14. Bệnh nhân sỏi thận (T), sỏi cản quang, đường kính 3cm, cực dưới, không nhiễm trùng tiểu. Phương pháp điều trị được lựa chọn là :
a. Điều trị nội
b. ESWL
c. PCNL
d. Mổ hở
15. Bệnh nhân vào viện vì lý do đau hông lưng (P). Qua thăm khám lâm sàng, nghi ngờ sỏi niệu quản (P). Cận lâm sàng nào được chỉ định đầu tiên :
a. KUB
b. Tổng phân tích nước tiểu
c. Siêu âm
d. MSCT
PHẦN 2
1. Độ tuổi mắc Sỏi Niệu trung bình của nam giới là:
a. 30-69
b. 40-69
c. 50-79
d. 60-79
2. Chất nào sau đây không phải là chất tạo sỏi:
a. Canxi
b. Oxalat
c. Nephrocalcin
d. Cystin
3. Lý thuyết giải thích hiện tượng một số bệnh nhân khi thiếu một số chất thì bị sỏi. Đó là thuyết nào?
a. Lý thuyết tạo nhân
b. Lý thuyết ức chế tinh thể
c. Thuyết gen SLC26A6
d. Không thuyết nào giải thích được
4. Những nguyên nhân nào làm sỏi niệu bị vướng lại?
a. Hình dạng viên sỏi
b. Những chỗ hẹp trên đường tiết niệu
c. Cả a và b
d. A và b đều sai
5. Triệu chứng lâm sàng của sỏi đường niệu là:
a. Cơn đau bão thận
b. Buồn nôn, ói mửa
c. Đau nhói ở sườn lưng
d. Tất cả các triệu chứng trên
6. Chỉ định điều trị ngoại khoa sỏi niệu:
a. Điều trị nội thất bại
b. Sỏi niệu có biến chứng
c. Có bất thường của hệ niệu
d. Tất cả các chỉ định trên
7. Bệnh nhân có sỏi niệu quản đường kính 4 mm, không có ứ nước ngược dòng, mới đau lần đầu. Chỉ định điều trị của bệnh nhân là:
a. Theo dõi
b. Điều trị nội
c. Tán sỏi ngoài cơ thể
d. PCNL
8. Dấu chạm sỏi là dấu hiệu phát hiện dựa trên:
a. Thăm khám
b. Thăm dò bằng thông sắt
c. X-quang
d. Nội soi bàng quang
9. Sỏi hay bị mắc lại ở những chỗ hẹp trên đường tiết niệu. Vậy sỏi thận hay bị mắc lại ở:
a. Cổ đài thận
b. Bể thận
c. Cổ bàng quang
d. A và b
e. A và c
10. Điều trị sỏi acid uric có bao gồm biện pháp kiềm hóa nước tiểu. Lý do nào người ta áp dụng phương pháp này?
a. Sỏi acid uric dễ tan trong môi trường kiềm
b. Giảm lượng acid uric bài tiết ra nước tiểu
c. Giảm chuyển hóa purin
d. Tất cả đều đúng
11. Giảm số lượng vi khuẩn Oxalobacter fomigens làm tăng nguy cơ sỏi niệu. Nguyên nhân là:
a. Vi khuẩn làm giảm hấp thu Oxalat
b. Vi khuẩn làm acid hóa nước tiểu
c. Cả a,b đều đúng
d. Cả a,b đều sai
12. BMI cao có nhiều nguy cơ sỏi niệu hơn. Nguyên nhân do:
a. Người có BMI cao tiết ra nhiều oxalat, acid uric hơn
b. Mức độ siêu bão hòa của acid uric tăng khi BMI tăng
c. Cả a,b đều đúng
d. Cả a,b đều sai
Áp dụng cho câu 13, 14, 15: Bệnh nhân nam 40 tuổi, nghề nghiệp đầu bếp, nhập viện vì lý do đau vùng thắt lưng. Đau đột ngột sau lao động nặng, đau rất mạnh, bệnh nhân phải lăn lộn và toát mồ hôi, phải gò lưng tôm cho bớt đau, đau xuất hiện ở thắt lưng lan xuống hạ vị, vùng bẹn bìu. Kèm theo bệnh nhân có buồn nôn và ói mửa. 
13. Chẩn đoán được nghĩ đến nhiều nhất là:

a. Sỏi thận
b. Sỏi niệu quản
c. Sỏi bàng quang
d. Sỏi niệu đạo
14. Để xác định bệnh nhân có nhiễm trùng tiểu kèm theo hay không, cần làm xét nghiệm:
a. Tìm bạch cầu, nitrit trong nước tiểu
b. Soi bàng quang
c. KUB
d. MSCT
15. Sau khi có đầy đủ cận lâm sàng, bệnh nhân được kết luận có sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên, kích thước 15 mm, có kèm theo nhiễm trùng tiểu và ứ nước độ II. Phương pháp điều trị thích hợp là:
a. Nội soi ngược dòng
b.
Tán sỏi ngoài cơ thể
c. Nội soi hông lưng
d. Mổ hở
CÂU HỎI TIỀN LIỆT TUYẾN
PHẦN 1
1. Kích thước tiền liệt tuyến:
a. Rộng 4cm, cao 3cm, dày 2cm
b. Cao 4cm, rộng 3cm, dày 2cm
c. Dày 4cm, rộng 3cm, cao 2cm
d. Dày 4cm, cao 3cm, rộng 2cm
2. Đỉnh của Tiền Liệt Tuyến liên tục với cơ vòng niệu đạo. Do đó khi cắt đốt nội soi vùng này, biến chứng cần phải lưu ý là:
a. Liệt dương
b. Tiểu không kiểm soát
c. Chảy máu
d. Xuất tinh ngược dòng
3. Tần suất của BPH ở nam trong độ tuổi 50 là:
a. 25%
b. 50%
c. 80%
d. 90%
4. Chọn câu sai.
a. BPH là tăng kích thước tế bào, không phải tăng số lượng tế bào
b. Tiền liệt tuyến có 3 loại tế bào
c. Nếu nốt tăng sản xuất hiện ban đầu ở vùng quanh niệu đạo thì các tế bào đệm là chủ yếu
d. Nếu nốt tăng sản xuất hiện ở vùng chuyển tiếp thì tế bào tuyến là chủ yếu
5. Thuật ngữ giải phẫu bệnh (tiếng Anh) nào sau đây phù hợp với BPH:
a. Hypertrophy
b. Hyperplasia
c. Dysplasia
d. Aplasia
6. Chọn câu đúng.
a. Men 5alpha-reductase ở màng tế bào tiền liệt tuyến.
b. Type 1 chủ yếu ở tiền liệt tuyến
c. Type 2 có liên quan đến ung thư tiền liệt tuyến hơn là BPH
d. 5alpha-reductase ảnh hưởng đến apotosis của tế bào tiền liệt tuyến
7. Không có androgen thì không có BPH. Do đó:
a. Nam lớn tuổi có androgen thấp thì không mắc BPH
b. Người bị cắt 2 tinh hoàn từ nhỏ không mắc BPH
c. Người bệnh Klinfenter không mắc BPH
d. B,c đúng
e. A,b,c đúng
8. Mức độ bế tắc của bướu phụ thuộc vào:
a. Kích thước của bướu
b. Mức độ bàng quang bị đẩy lên
c. B,c đúng
d. A,b,c đúng
9. Bướu phát triển lên trên sẽ gây bế tắc đường tiểu nhiều hơn do:
a. Thùy giữa lớn làm cổ bàng quang không mở được lúc đi tiểu
b. Lực co bóp không chuyển hết đến cổ bàng quang
c. Cả a,b đều đúng
d. Cả a,b đều sai
10. Triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới bao gồm:
a. Phải rặn mới tiểu được, tia nước tiểu yếu, đái ngập ngừng
b. Đái gấp, đái ngập ngừng, đái không hết
c. Đái không hết, đái lại trong vòng 2h, đái ngập ngừng
d. Đái đêm nhiều lần, đái không hết, đái lại trong vòng 2h
11. Một ngày đêm bệnh nhân đi tiểu 6 lần. Trong đó có 4 lần có cảm giác đái gấp. Vậy nếu xét theo IPSS, triệu chứng đái gấp được cho mấy điểm:
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
e. 5
12. Đối với bệnh nhân có IPSS là 9, phương pháp điều trị được lựa chọn là:
a. Theo dõi
b. Điều trị nội
c. Can thiệp ngoại khoa
d. Cả 3 đều sai
13. Bệnh nhân có IPSS >7, chỉ có triệu chứng tiểu đêm sẽ được xử trí:
a. Giáo dục và thay đổi lối sống, sử dụng hoặc không demopressin
b. Chỉ theo dõi
c. Sử dụng muscarinic receptor anagonist
d. Sử dụng 5alpha reductoe inhibitor
Áp dụng cho câu 14,15:
Bệnh nhân nam, 75 tuổi. Một ngày đi tiểu 8 lần. Trong đó: 2 lần đái không hết. 3 lần đi đái lại dưới 2h. 1 lần đái ngập ngừng. 3 lần đái gấp. 2 lần đái tia nhỏ. 4 lần rặn mới đái được. 3 lần đái đêm.
 
14. Hỏi IPSS của bệnh nhân bao nhiêu điểm?
a. 7
b. 10
c. 15
d. 21
15. IPSS của bệnh nhân được xếp vào mức nào?
a. Bình thường
b. Nhẹ
c. Trung bình
d. Nặng
PHẦN 2
1. Về phương diện giải phẫu ứng dụng, McNeal phân chia tiền liệt tuyến ra làm mấy phần:
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
2. Các yếu tố quan trọng trong quá trình tăng sản tiền liệt tuyến là:
a. Androgen
b. Estrogen
c. Yếu tố tăng trưởng
d. Cả 3 yếu tố trên
3. Các yếu tố có liên quan đến BPH đã được chứng minh là:
a. Tôn giáo
b. Rượu và xơ gan
c. Tăng huyết áp
d. Yếu tố kinh tế xã hội
4. Hai cách phát triển của bướu tiền liệt tuyến là:
a. Phát triển sang 2 bên
b. Phát triển lên trên
c. Phát triển xuống dưới
d. A,b đúng
e. B,c đúng
5. IPSS đánh giá bao nhiêu triệu chứng đường tiểu dưới?
a. 7
b. 8
c. 9
d. 10
6. Nội dung của theo dõi (watchful waiting) bao gồm:
a. Thay đổi lối sống
b. Giáo dục bệnh nhân
c. Kiểm tra định kỳ bằng siêu âm và PSA
d. Cả 3 nội dung trên
7. Điều trị phẫu thuật cho bệnh nhân BPH khi:
a. IPSS >20
b. Nước tiểu tồn lưu trên 100 ml
c. Nhiễm trùng tiểu tái lại nhiều lần
d. Có tất cả các yếu tố trên
8. Bộ phận nào của tiền liệt tuyến tương ứng với tử cung và âm đạo ở nữ:
a. Mào niệu đạo
b. Lồi tinh
c. Túi bầu dục
d. Xoang tiền liệt tuyến
9. Rượu có thể liên quan đến BPH thông qua cơ chế:
a. Giảm testosterone
b. Tăng thanh thải testosterone
c. Tăng nồng độ estrogen
d. Tất cả đúng
10. Yếu tố nào sau đây không góp phần cho sự tăng trưởng tế bào tiền liệt tuyến:
a. KGF
b. EGF
c. IGF
d. TGF-beta
11. Giai đoạn nào sau đây bệnh nhân BPH bắt đầu có triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới:
a. Bù trừ hiệu quả
b. Bù trừ kém hiệu quả
c. Bù trừ mất hiệu quả
d. Biến chứng
12. Đái ngập ngừng dưới ½ lần số lần đi tiểu trong 1 ngày thì được tính mấy điểm (theo thang IPSS):
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
13. Tiền liệt tuyến có kích thước trên siêu âm như sau: 4cmx3cmx2cm. Thể tích tiền liệt tuyến là:
a. 6 cm3
b. 12 cm3
c. 24 cm3
d. 48 cm3
14. Bệnh nhân có IPSS >7, có triệu chứng tiểu đêm và các triệu chứng bàng quang quá mẫn. Thuốc được lựa chọn để điều trị nội khoa cho bệnh nhân là:
a. Muscarinic receptor antagonist
b. 5 alpha-reductase inhibitor
c. Demopressin

d. Alpha 1- blocker
15. Bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật cao, thể tích tiền liệt tuyến dưới 30 ml. Phương pháp mổ được chọn lựa là:
a. TURP, TUIP
b. Open prostectomy, HoLP
c. TURP, TUNA, KTP
d. TUMT, TUNA, stent

Chữ ký của Hai Lúa

Về Đầu Trang Go down

Ngoại cũ có đáp án

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN Y KHOA - LỚP YBK35 - KHOA Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ :: NGÂN HÀNG ĐỀ THI VÀ ÔN TẬP :: NGÂN HÀNG ĐỀ THI -